Ai xa quê hương , chắc cũng đều ít nhiều mang niềm luyến nhớ .
Bản thân tôi , dù xa xứ đã hơn hai mươi năm , nhưng những kỷ niệm và hình ảnh thân yêu của quê nhà vẫn luôn khắc ghi trong tâm khảm .
Tôi sinh ra ở CÁI-Bè , Tỉnh Định-Tường ( nay là tỉnh Tiền-Giang ) .
Cái-Bè , một cái tên thật đơn sơ , có từ thủa những người miền Trung đầu tiên lánh nạn binh đao Trịnh - Nguyễn phân tranh và nạn đói do thiên tai , bảo lụt gây nên ; di cư đến lập nghiệp. Họ nuôi cá trong những cái bè và mô hình này ngày càng phát triển , những cái bè xuất hiện ngày càng nhiều và người dân nơi đây từ đó đẵ lấy chữ Cái-Bè để đặt tên cho vùng đất mới này .
Cái-Bè nổi tiếng cả nước về cam :
- cam sành : vỏ sần , trái to , rất ngọt … , thường được ví von qua câu
cam sành lột vỏ còn the
thấy em còn nhỏ anh ve để dành
- cam mật : vỏ mỏng , láng , nhiều nước , vị ngọt thanh .
Cam mật
cam sành
quít đường
Cam Cái-Bè đã nổi tiếng từ lâu , nhưng ngày càng được người trong nước biết đến nhiều hơn có lẻ nhờ cuộc đấu xảo nông nghiệp tổ chức tại Mỹ-Tho năm 1957.Thời đó , báo chí và đài phát thanh không ngớt lời ca tụng về : cam Cái-Bè , bưởi Biên-Hoà , Quít Sa – Đéc , vú sữa Cần-Thơ , mảng cầu Gò –Công , mận Trung-Lương , dừa Bến-Tre , khóm Bến-Lức , măng cục +sầu riêng Thủ-Dầu-Một …v.v….
Phải nói , đây là một điểm son của nền Đệ Nhất Cộng-Hoà ‘’ đã đề cao và thúc đẩy sự phát triển nền nông nghiệp của nước ta ‘’ . Thời này , ngoài việc phổ biến việc trồng giống lúathần nông cho năng xuất cao , còn lập những khu trù mật Cái-Sắn, Vị-Thanh , Hoả-Lựu …và khuyến khích việc trồng cây ăn trái như phong trào trồng xoài cát Hoà Lộc , trồng khóm ở Chương-Thiện …v.v… .
Thành quả tất nhiên là cho đến 1965 , mức thu nhập bình quân của người miền Nam hơn hẳn người Đài-Loan và người Đại-Hàn .
Trở lại giống cam ở nước ta , tuy ngon ngọt , nhưng cũng có nhiều điểm yếu như hạt nhiều , vỏ cứng khó lột , phần ngăn cách giữa 2 múi dai ….Trong khi nước ta có nhà Bác Vật Lương-Định-Của thật tài ba , Ông rất nổi tiếng ở Nhật-Bản qua công trình chuyển gène để loại hạt trong trái cây . Tiếc thay , khi về nước Ông đã phục vụ cho VC một chế độ không biết trọng dụng nhân tài , nên tài của Ông bị mai một và cam của Việt-Nam cũng mất đi cơ hội để sánh vai cùng giống cam nổi tiếng của Tây-Ban-Nha trên thương trường quốc tế .
Ốc gạo
Ngoài cam , Cái-Bè còn có một đặc sản nổi tiếng khác , đó là ốc gạo .
Theo những người sành điệu thì khoảng đầu tháng 5 âm lịch là thời điểm mà con ốc gạo mập nhất . Ốc mua về , để khát một buổi , sau đó thả ốc trong nước vo gạo , ốc sẽ nhả sạch hết đất cát , xong đem luộc với lá sả . Ốc chín , dùng gai bưởi hoặc kim tây lể ra thịt vàng lườm . Nước chấm thích hợp nhất dùng ăn ốc gạo là nước mắm chanh , tỏi , ớt .Thịt ốc gạo luộc , có thể làm món gỏi cuốn ; món bún , ốc , rau thơm hoặc đơn giản nhất là ốc lể xong chấm với nước mắm chanh , nhưng hấp dẩn nhất phải kể là món gỏi bưởi , dừa rám nạo , ốc gạo , rau thơm …ăn sẽ quên thôi .
Chợ nổi
Ngoài 2 đặc sản cam và ốc , nghe nói ở Cái-Bè ngày nay còn có một khu vực chợ nổi nằm trên một đoạn sông Tiền giáp 3 tỉnh Vĩnh-Long , Bến-Tre , Tiền-Giang . Chợ có phương pháp tiếp thị rất độc đáo nên lúc nào cũng nhộn nhịp , ngoài việc bán buôn hàng hoá , hình thức văn hoá đặc trưng của vùng sông nước này cũng đã thu hút không ít du khách đến thăm viếng.
Xong Tiểu Học , tôi tiếp tục bậc Trung Học ở Mỹ-Tho .
Mỹ-Tho là tiếng đọc trại của chữ M’Tho của người Khmer , có nghĩa là ‘’ người con gái đẹp ‘’ , chắc có lẻ vì thế mà những ai thuộc phái nữ xuất thân từ Mỹ-Tho hay vùng lân cận đều là giai nhân (điển hình là bà Phạm-Thị-Hằng tức bà Từ Dũ - vợ của vua Thiệu-Trị và bà Nguyễn Hữu Thị Lan tức Nam Phương Hoàng Hậu vợ của
vua Bảo Đại ….) .
vua Bảo Đại ….) .
người đẹp Mỹ Tho
Mỹ-Tho là một thành phố nằm bên bờ sông Tiền , được thành lập khoảng thế kỷ 17 trên bước đường Nam tiến của người Việt từ miền Bắc và miền Trung .
Đến năm 1679 , Mỹ-Tho lại tiếp nhận thêm đoàn người do Lảnh Binh Dương-Ngạn-Địch chỉ huy . Họ là những công thần của nhà Minh không đầu phục nhà Mản Thanh , bỏ xứ Trung-Hoa , chạy sang V.N và được chúa Nguyễn-Phúc-Chu cho phép đến vùng Mỹ-Tho lập nghiệp .
Đến cuối thế kỷ thứ 17 , Mỹ-Tho trở thành trung tâm kinh tế lớn nhất của miền Tây Nam bộ , thương thuyền của nhiều nước đẵ đến đây buôn bán , trao đổi hàng hoá .Thời này Mỹ-Tho còn có tên là Mỹ-Tho Đại Phố , nhưng đến năm 1785 , trước trận chiến Rạch Gầm giữa quân Xiêm và quân Tây Sơn ,Mỹ-Tho bị tàn phá nặng nề , dân chúng mà đa số là người Hoa đã bỏ chạy về Chợ Lớn …từ đó Mỹ-Tho Đại Phố không còn nửa .
Ngày nay , sau hơn 2 thế kỷ , Mỹ-Tho đã trở thành một trong những thành phố đẹp nhất của miền Nam .
Hàng năm , số lượng du khách trong và ngoài nước đến viếng Mỹ-Tho ngày càng đông , do Mỹ-Tho có rất nhiều thắng tích như :
- Di tích lịch sử Rạch Gầm- Xoài Mút : đây là di tích lịch sử thuộc xã Kim Sơn huyện Châu Thành , nơi vua Quang Trung Nguyễn Huệ đánh tan tành 2 vạn quân Xiêm và 300 chiến thuyền của 2 tướng Chiêu Tăng , Chiêu Sương ; do Nguyễn Ánh cầu viện sang giúp . Phải nói , ngoài những trận thuỷ chiến đánh tan lũ giặc Tàu trên sông Bạch Đằng hồi thế kỷ thứ 10 và 13 , thì đây là trận thuỷ chiến lẫy lừng nhất , đã dạy cho giặc Xiêm một bài học để đời , từ đó không còn dám xâm lăng nước ta nửa .
Chùa Vĩnh Tràng
- Chùa Vĩnh Tràng : là ngôi chùa lớn nhất và đẹp nhất của tỉnh Định Tường ( có lẻ là đẹp nhất miền Nam ) . Chùa nằm bên bờ sông Bảo Định ( nhánh của sông Tiền ), thuộc xã Mỹ Phong , thành phố Mỹ Tho .Chùa nổi tiếng nhờ lối kiến trúc độc đáo mang nét trang nghiêm , cổ kính và thanh thoát nhờ sự kết hợp hài hoà hai phong cách kiến trúc Á – Âu . Chùa Vĩnh Tràng được xây cất từ đầu thế kỷ 19 , do ông Tri Huyện Bùi Công Đạt xây để tu dưỡng lúc cuối đời . Ban đầu , chùa chỉ là một cái am nhỏ , sau khi ông mất , đến năm 1849 Hoà Thượng trụ trì Thích Huệ Đăng vận động dân xây thành chùa lớn và đặt tên là Vĩnh Tràng . Chùa bị hư hại nặng thời Pháp đánh chiếm Định Tường và sau cơn bảo lớn năm 1904 , nhưng sau nhiều lần được trùng tu , đến nay chùa Vĩnh Tràng được xem là di tích lịch sử văn hoá quốc gia với nghệ thuật thuật chạm trổ và điêu khắc đạt đến đỉnh cao .
Ngoài hai di tích trên , Mỹ Tho cũng còn có thật nhiều nơi đáng viếng khác như :
- Chùa Linh Thứu ( tức chùa Long Tuyền ) ở xã Thạnh Phú , huyện Châu Thành , gần chợ Xoài Hột . Đây là nơi mà chúa Nguyễn Ánh đã ẩn trốn để tránh sự truy đuổi của quân Tây Sơn .
Trung học Nguyễn Đình Chiểu
Cụ Đồ Chiểu
- Trường Trung Học Nguyễn-Đình-Chiểu : là một trong những ngôi trường kỳ cựu nhất của miền Nam , đến nay đã 129 tuổi . Trường mang tên của một nhà nho khí khái , nhiệt tình yêu nước , được tất cả người Việt thương mến và ngay cả giặc Pháp cũng phải kính phục . Trường NĐC thật nổi tiếng , không chỉ ở bề thế to lớn , khang trang mà còn ở lảnh vực đã đào tạo và cống hiến cho đất nước vô số nhân tài từ bậc Lảnh Đạo quốc gia đến hàng Bộ Trưởng , Nghị Sĩ , Dân Biểu , Tướng Lảnh , Chuyên Viên Cao Cấp của mọi ngành nghề. Rồi do thăng trầm của lịch sử , ngày nay có vô số người con ưu tú cũng xuất thân từ ngôi trường thân yêu đó phải sống rải rác khắp nơi trên thế giới .
Ngoài ra , nếu đã đến Mỹ-Tho mà không biết qua công viên Dân Chủ , vườn hoa Lạc Hồng , vườn mận Trung Lương , trại rắn Đồng Tâm …v.v . cũng như không thưởng thức món hủ tiếu Mỹ-Tho , thì quả là một điều đáng tiếc .
Đây mới chỉ là đôi chút hồi ức về Mỹ-Tho . Rộng ra trong địa hạt toàn tỉnh , Định Tường còn cống hiến cho ta vô số điều đáng hảnh diện : như gương yêu nước của 2 ông Trương Định và Nguyễn-Hữu-Huân .
Thủ Khoa Huân
- Ông Trương Định sinh năm1820 ở huyện Sơn Tịnh , tỉnh Quảng Ngải . Cha ông giữ chức Lảnh Binh tỉnh Gia Định . Thời vua Thiệu Trị , năm 1844 Ông theo cha vào Nam và lập gia đình ở Tân Hoà – Gò Công . Ông chiêu mộ dân nghèo lập đồn điền Gia Thuận và được triều đình phong chức Quản Cơ . Tháng 2/1859 , giặc Pháp chiếm thành Gia Định , Ông đưa thuộc hạ gia nhập quân triều đình . Ông là người thông binh thư , giỏi võ nghệ , luôn đi tiên phong đánh giặc . Một trong những chiến công nổi tiếng của Ông là phục kích giết chết tên Đại úy Barbès . Sau khi Chí Hoà thất thủ , Ông đưa 6000 quân về Tân Hoà , tổ chức tấn công chiếm lại Gò Công . Đến khi 3 tỉnh miền Đông bị giao cho Pháp ( hoà ước Nhâm Tuất ngày 5/6/1862 ) triều đình ra lệnh cho Ông bải binh và đi nhậm chức Lảnh Binh tỉnh An Giang . Theo yêu cầu của dân và quân , Ông cưỡng lệnh triều đình , tiếp tục ở lại lảnh đạo lực lượng kháng chiến chống giặc Pháp và được tôn xưng là Bình Tây Đại Nguyên Soái . Ông tổ chức tập kích pháo hạm Alarme , bẻ gảy cuộc tấn công quy mô của quân Pháp vào Gò Công , gây cho giặc nhiều phen thất điên bát đảo . Năm Ông tròn 44 tuổi , vì sự phản bội của tên Huỳnh Công Tấn , để khỏi rơi vào tay giặc Ông dùng gươm tự sát , bảo toàn thanh danh , khí tiết anh hùng . Ngày nay , di tích lăng và đền thờ Ông Trương Định toạ lạc ở nội ô thị xã Gò Công và hằng năm người dân Gò Công lấy ngày tuẩn tiết của Ông ( 19-20/8 DL) để tổ chức trọng thể lễ giổ kỹ niệm .
- Ông Nguyễn-Hữu-Huân : sinh năm 1830 tại xã Mỹ Tịnh , huyện Chợ Gạo , tỉnh Định Tường . Ông rất thông minh và học giỏi . Năm 22 tuổi , Ông đổ thủ khoa kỳ thi Hương ở Gia Định , dưới triều Tự Đức , do đó được xưng tụng là Thủ Khoa Huân . Sau đó Ông được cử làm Giáo Thọ (Đốc Học ) tại Định Tường . Khi quân Pháp xâm lược V.N , Ông từ quan , liên kết với các người yêu nước , chiêu mộ binh và gia nhập vào nghĩa quân của Ông Trương Định để chống giặc . Khi Ông Trương Định tuẩn tiết , Ông kéo quân về An Giang hoạt động với Ông Võ Duy Dương ;nhưng triều đình Huế vì khiếp nhược đã bắt Ông nộp cho quân Pháp . Pháp đày Ông sang Nam Mỹ . Năm 1874, được thả về , Ông lại tiếp tục chống Pháp ở Mỹ Tho . Ngày 18 tháng 5 năm 1875 giặc Pháp bắt được và đem xử chém Ông ở xã Tịnh Hà . Trước khi bị giết Ông vẫn hiên ngang , nêu cao khí phách anh hùng ( bài thơ mang gông của Ông làm trước khi chết ngày nay vẫn còn truyền tụng ) . Tượng đài của Ông được xây bên bờ rạch Bảo Định , nhưng đền thờ của Ông thì ở xã Tịnh An , Chợ Gạo .
Võ Duy Dương
Về anh hùng , hào kiệt thời kháng Pháp thì Định Tường còn có Phủ Cậu ( không rõ tên ) hoạt động ở Thuộc Nhiêu , Nhị Quý , Cái Bè ; Phan Tôn , Phan Liêm ( con Ông Phan Thanh Giản ) hoạt động ở Bến Tre và Mỹ Tho ; Thân Văn Nhiếp hoạt động ở Cai Lậy , Mỹ Tho , Bến Tre ; Trương Huệ ( con Ông Trương Định ) khởi nghĩa ở Cai Lậy ; Huỳnh Khắc Hơn hoạt động ở Mỹ Tho , Biên Hoà ; Đặng Văn Lượng hoạt động ở Mỹ Tho , Bến Tre ; Trương Văn Hoàng khởi nghĩa ở Cai Lậy ; Ông Âu Dương Lân đền nợ nước ở bờ sông Mỹ Tho …..v . v ,
nhưng kiệt hiệt và gây cho giặc Pháp nhiều điêu đứng nhất phải kể đến là cuộc khởi nghĩa của Thiên Hộ Dương ( Võ Duy Dương hay Nguyễn Duy Dương ) ở vùng Đồng tháp ( thời Nam Kỳ Lục Tỉnh , Đồng Tháp thuộc tỉnh Định Tường . Trước kia Đồng Tháp là một cái vịnh to , dần dần được phù sa của sông Cửu Long bồi đắp nhưng trung tâm vẫn còn là một lòng chảo, nước đọng quanh năm . Giữa Đồng có một ngôi tháp sừng sững được xây toàn bằng những tảng đá xanh lớn , kiến trúc thật công phu theo kiểu Đế Thiên, Đế Thích . Điểm đặc biệt là chung quanh vùng không hề có ngọn núi nào để cung cấp đá làm vật liệu xây cất . Đây là công trình kiến trúc của vua Phù Nam Gunavarman để thờ Thần Vishnou . Theo nhà khảo cổ Parmentier (1931 ) giải những chữ ghi trên bia đá thì đó là ngôi tháp thứ 10 trong số 10 cái tháp của xứ Thuỷ Chân Lạp ngày xưa và cũng vì thế mà có tên Đồng Tháp Mười .
nhưng kiệt hiệt và gây cho giặc Pháp nhiều điêu đứng nhất phải kể đến là cuộc khởi nghĩa của Thiên Hộ Dương ( Võ Duy Dương hay Nguyễn Duy Dương ) ở vùng Đồng tháp ( thời Nam Kỳ Lục Tỉnh , Đồng Tháp thuộc tỉnh Định Tường . Trước kia Đồng Tháp là một cái vịnh to , dần dần được phù sa của sông Cửu Long bồi đắp nhưng trung tâm vẫn còn là một lòng chảo, nước đọng quanh năm . Giữa Đồng có một ngôi tháp sừng sững được xây toàn bằng những tảng đá xanh lớn , kiến trúc thật công phu theo kiểu Đế Thiên, Đế Thích . Điểm đặc biệt là chung quanh vùng không hề có ngọn núi nào để cung cấp đá làm vật liệu xây cất . Đây là công trình kiến trúc của vua Phù Nam Gunavarman để thờ Thần Vishnou . Theo nhà khảo cổ Parmentier (1931 ) giải những chữ ghi trên bia đá thì đó là ngôi tháp thứ 10 trong số 10 cái tháp của xứ Thuỷ Chân Lạp ngày xưa và cũng vì thế mà có tên Đồng Tháp Mười .
Do địa hình hiểm trở , lại được nhiều người tài giỏi giúp sức nên Thiên Hộ Dương và lực lượng nghĩa quân đã bao phen gây cho địch phải thất điên bát đảo . Sau 3 năm ròng rả , với chiến cụ tối tân , lực lượng thuỷ bộ hùng hậu , tấn công từ 3 ngả :Cao Lảnh ,Mộc Hoá , Cái Bè , tổn hao không ít về người và của , vẫn không dẹp nổi chiến khu Đồng Tháp , cuối cùng giặc Pháp phải dùng đến phương cách chiêu dụ 2 thuộc tướng của Thiên Hộ Dương , làm phân hoá lực lượng kháng chiến , rồi mở cuộc tổng tấn công mới phá vở được mặt trận Đồng Tháp .
Ngoài những anh hùng kháng Pháp , dưới triều Nguyễn , Định Tường cũng có một số nhân vật khá nổi danh như : Đổ Thanh Nhân , thủ lảnh của đạo quân Đông Sơn , là một trong Gia Định Tam Hùng (Đ T N , Võ Tánh , Châu Văn Tiếp hoặc Trịnh Hoài Đức ) Ông mộ quân giúp chúa Nguyễn Ánh dựng nghiệp nhưng sau bị nghi định tạo phản nên bị giết ; Hồ Văn Lân , chức Bảo Hộ Chân Lạp , được dân Chân Lạp rất mến phục ; Lê Văn Quân , bạn của Nguyễn Huỳnh Đức , Ông nổi tiếng ngang tài với Võ Tánh , sau vì sự đố kỵ của V T không ứng binh tiếp viện , Ông thất trận và tự sát ở Phan Rang ; Lê Văn Thuỵ , năm 1834 nhân quân Xiêm xâm lấn bờ cỏi nước ta , Ông đánh 1 trận oanh liệt , bắt sống tướng Xiêm , được phong chức Chưởng Cơ ; Nguyễn Văn Lạc ( Học Lạc ) danh sĩ Mỹ Tho ;Mai Văn Ngọc , là bạn đồng tâm , đồng chí của Nguyễn An Ninh , Ông nổi tiếng Bắc – Nam về Hán học , được bà Sương Nguyệt Anh ( con cụ Nguyễn Đình Chiểu ) gả cho cô con gái duy nhất , Ông còn tự học thật giỏi tiếng Pháp , sự nghiệp cách mạng của Nguyễn An Ninh và Phan Văn Hùm ( rể của Ông ) là do ảnh hưởng tinh thần cao khuất của Ông .
Tả Quân Lê Văn Duyệt
Ngoài ra , Định Tường còn có một nhân vật lịch sử khác vô cùng đặc biệt đó là Tả Quân Lê Văn Duyệt . Nội Ông người Chương Nghĩa , Quảng Ngải , thời Trịnh-Nguyễn phân tranh , chạy vào Nam lánh nạn , lập nghiệp ở làng Hoà Khánh , Định Tường . Ông LVD có tướng ngũ đoản , thông minh , đỉnh ngộ , thích võ hơn văn , theo phò chúa Nguyễn Ánh lập được nhiều công trạng . Năm 1812 , được vua Gia Long phong làm Tổng Trấn Gia Định ( chức vụ như Phó Vương ) .
Ông giúp vua Chân Lạp Nặc Ông Chân đánh đuổi quân Xiêm và bảo hộ Chân Lạp.
Thời bấy giờ , Xiêm hay quấy nhiểu Chân Lạp do VN bảo hộ , do đó Ông lập chương trình chinh phục Xiêm bằng 2 mặt :
- đường bộ : từ Chân Lạp đánh sang .
- đường thuỷ : cho đào kinh Vĩnh Tế nối Châu Đốc – Hà Tiên , để từ đó tấn công bằng ngả vịnh Phú Quốc .
Chiến lược và chiến thuật của Ông rất tinh tế , nhưng kinh Vĩnh Tế vừa đào xong thì vua Gia Long mất .Minh Mạng lên ngôi . Minh Mạng vốn ghét Ông LVD vì Ông đã đề nghị vua Gia Long lập Hoàng Tử Đán ( con Hoàng Tử Cảnh ) lên ngôi thay vì Hoàng Tử Đảm ( vua Minh Mạng ) . Do đó vua Minh Mạng không đồng ý về việc đánh Xiêm của Ông . Năm 1832 , Ông Lê Văn Duyệt mất ( 69 tuổi ) , vua Minh Mạng ra tay trả thù , nên đã xảy ra loạn Lê Văn Khôi ( con nuôi Ông LVD ) . Mải đến năm 1848 , vua Tự Đức mới giải oan và cho xây lăng Ông Lê Văn Duyệt ở Bà Chiểu , Gia Định .
Ngoài những căn cứ kháng chiến chống giặc Pháp và cống hiến những anh hùng làm rạng rở lịch sử dân tộc , trên lảnh vực kinh tế Định Tường còn là một trong những tỉnh trù phú nhất miền Nam , là mạch máu nối Sài Gòn với các tỉnh miền Đông và miền Tây .
Thời Nam Kỳ Lục Tỉnh , Định Tường rất rộng lớn : bắc giáp Campuchea , nam
giáp Vĩnh Long và biển , đông giáp Gia Định – Biên Hoà , tây là vùng Hậu Giang , 2 tỉnh An Giang- Hà Tiên .
Khi Pháp chiếm Nam Kỳ , cắt 6 tỉnh ra thành 20 tỉnh nhỏ , địa giới của ĐT cũng đổi : tây-bắc giáp Kiến Tường ( Mộc Hoá củ ), đông-bắc giáp Long An , Đông là Gò Công , tây là Kiến Phong ( Cao lảnh củ ), nam là Vĩnh Long , đông-nam là Kiến Hoà.
Nhờ có sông Tiền và 8 phụ lưu :
- Rạch Cái Thia với 2 chi lưu : rạch Cái Cối 12km , rạch Mỹ Thiện 12km .
- Rạch Trà Lốt 18km chảy ngang Tổng Phong Hoà – Cái Bè .
- Rạch Cái Bè, nhánh Đông chảy qua Tổng Lợi Thuận , nhánh Tây chảy qua Tổng Phong Hoà . 2 nhánh gặp nhau tại chợ Cái Bè – làng Đông Hoà Hiệp .
- Rạch Ba Rài 22km , chảy qua Cái Bè và Cai Lậy .
- Rạch Trà Tân chảy qua Cai Lậy .
- Rạch Gầm 11km ở Long Định (đây là con sông lịch sử , nơi mà vị anh hùng Nguyễn Huệ đã dạy cho người Xiêm một bài học để đời , từ đó không còn dám dòm ngó đến nước VN nửa . Cần nhắc lại là trước đây người Xiêm đã nhiều lần xâm lăng và cướp phá lảnh thổ ta như : thời Mạc Thiên Tứ ( con Mạc Cửu ) ,quân Xiêm do tướng Trần Liên chỉ huy đã đốt và giết sạch dân VN ở thành Hà Tiên ( thời này Hà Tiên là thương cảng bậc nhất của Đông Nam Á) . Thời Xiêm bảo hộ Chân Lạp , nhiều lần đã xua quân sang đánh An Giang , Hà Tiên và trước trận thuỷ chiến Rạch Gầm có lần quân Xiêm đã tàn phá thành phố Mỹ Tho ….) .
- Rạch Bảo Định ( thời Pháp thuộc có tên là aroyo de la Poste ) là thuỷ trình vô cùng quan trọng nối 2 sông Vàm Cỏ với sông Tiền .
- Rạch Kỳ Hôn chảy qua quận Chợ Gạo .
Bưởi
mận
na
sơ ri
Dừa
nhãn
ổi
vú sữa
xoài cát
me
Chính nhờ hệ thống sông ngòi chằn chịt như mạng nhện này mang phù sa bồi đắp mà đất đai của tỉnh Định Tường thật màu mỡ , do đó ta không lạ là trong số các loại trái cây ở miền Nam , Định Tường đã vô cùng nổi tiếng với cam Cái Bè , mận Trung Lương , Xơ ri , mảng cầu Gò Công , ổi xá lị ,xoài cát Mỹ Thuận , nhãn Nhị Quý , vú sửa lò rèn Vĩnh Kim ( trước đây nhà thơ Kiên Giang Hà Huy Hà đã làm thơ hết lời ca tụng vú sữa Cần Thơ , nhưng từ khi được cùng phái đoàn văn nghệ sĩ về viếng Vĩnh Kim ‘’ quê hương của Ông Tiến Sĩ Phan Hiển Đạo và Quái Kiệt Trần Văn Trạch ‘’ và được thưởng thức qua vú sữa Lò Rèn , thì Ông nhận xét rằng loại vú sữa này ngon hơn vú sửa Cần Thơ nhiều ) .
Nhân đề cập về đặc sản của Định Tường , có một bài thơ hay hay ( không rỏ tác giả ) đã ca tụng ổi xá lị Mỹ - Hưng ( Hưng Thuận và Mỹ Thuận thuộc An Hữu ) , xin được ghi ra đây :
ổi xá lị
Hò lơ …..ai về chợ Mỹ quê em
Mua ổi xá lị để mừng bà con
ổi này hương vị rất ngon
anh ơi , ăn thử mỏi mòn đợi ai
chúng mình chỉ mới gặp nhau
tặng anh trái ổi ngọt ngào tình thương
rồi khi mòn mỏi bụi đường
nhớ ổi xá lị tình thương mặn mà
hò lơ … hò là hò lơ …ơ…ơ…ơ
Khi nào anh thấy nhớ ai
Xin về chợ Mỹ đường dài dễ đi
Mỹ Hưng anh xuống tức thì
Có em chờ đợi mong người tình quê
vườn xoài , vườn ổi sum sê
mặc tình anh ‘’hái ‘’ anh đòi … em cho .
Kể về Định Tường quê tôi , có lẻ một cuốn sách dày cũng chưa đủ , nhưng với những gì mà quê tôi đã hiến dâng cho đất nước , tôi thật tự hào và hảnh diện . Hình ảnh của vùng đất đai trù phú , dân cư hiền hoà , nơi tôi đã sống trọn tuổi ấu thơ và thanh niên với vô vàn kỷ niệm, mải mải khắc ghi trong tim tôi .
Paris , hè 2008
TKD
Thưa, tôi Dư Thị Diễm Buồn đây chị Trần Thị Phia ơi. Quê ngoại tôi ở một thôn nhỏ trong quân Cái Bè. Nên Cái Bè trong tôi có thật nhiều hồi ức đẹp! Hộm nay được thưởng thức nhiều trái cây ở miền quê ngoại... trong hồi tưởng thương yêu, ngậm ngùi. Chân thành cảm ơn và kính chúc tất cả bình an khỏe mạnh. DTDB
RépondreSupprimer