dimanche 28 août 2016
dimanche 14 août 2016
Vài điều cần lưu ý khi du lịch ở Paris
Vài điều cần lưu ý khi du lịch ở Paris
(xin bấm vào các Links màu xanh trong bài để biết thêm chi tiết)
Paris và tháp Eiffel
Pháp là quốc gia nhiều năm liền dẩn đầu thế giới trong lảnh vực du lịch .
Không phải vì người Pháp
hiếu khách hoặc giá sinh hoạt rẽ , mà có lẻ nhờ Pháp ở vùng ôn đới , có
khí hậu ôn hoà , có núi , có sông , có biển và nhất là có rất nhiều thắng cảnhđẹp .
Nếu Quý Vị ai muốn viếng Paris thì xin lưu ý về những điều sau đây :
1 – Vấn đề an ninh
Khi viếng Paris thì việc đầu tiên cần lưu ý là « coi chừng bị móc túi
Đó là một thực tế , một tai tiếng xấu mà người Pháp rất bực và Giới Hữu Trách Pháp hầu như bất lực không giải quyết được
Không phải chính người Pháp làm điều xấu này , mà thực ra do vài nghìn tên móc túi chuyên nghiệp , đa số là người ROM dân
của xứ CS Đông Âu Roumanie và số khác là người Á Rạp và người Bắc Phi .
Người Á Rạp và người Bắc Phi chiếm 1/6 dân số Pháp ,có một thiểu số
không chỉ trộm , cướp ... mà còn phá tàn mạt nước Pháp , có lẻ đây là luật Nhân – Quả ( ông- cha cướp thuộc địa thì con- cháu phải trả
Pickpocket
Riêng về người ROM , Chính Quyền Pháp bất lực vì kinh
tế Pháp hiện trì trệ , không có tiền để xây thêm nhà tù mới , còn các
trại giam thì đã quá tải , chỉ có thể chứa 55.000 tù nhân , mà nay đã hơn 65.000 , do đó những tội phạm nhẹ như móc túi , cắp vặt ... không có chỗ chứa và việc bắt họ thành ra « bắt cóc bỏ dĩa «
. Còn trục xuất họ về nước thì Roumanie là thành viên của Liên Hiệp
Châu Âu , công dân của họ có quyền di trú bất cứ nơi nào thuộc 29 nước
thành viên của LHCÂ . Do đó , trừ 1 trong những tên đầu sõ vừa bị
Pháp xử 15 năm tù giam , còn những người ROM móc túi khác luôn trở
lại Pháp để tiếp tục hành nghề .
Địa điểm làm ăn của chúng thường là chỗ đông người như phi trường , ga xe lửa , trạm RER , Métro , viện bảo tàng ... ,
lợi dụng lúc du khách thiếu cảnh giác để ra tay .
Những kẻ móc túi thường rất trẻ và đa số thuộc phái nữ . Chúng đi từng tốp vài người , móc túi hoặc cướp , giựt theo mánh lới sau Trên RER , Métro chúng luôn đứng gần cửa lên xuống , mắt láo liên quan sát tìm con mồi và ra tay khi còi báo hiệu cửa xe sắp đóng . Ví , xắc , máy ảnh, điện thoại , đồng hồ , nữ trang lấy được chúng ném xuống cho đồng bọn đứng sẵn dưới bến . Do đó nếu rủi bị bắt cũng không có tang chứng . Ngoài ra , có những tốp bé gái thường mang báo lá cải hay giấy gì đó nài nĩ du khách cho tiền hoặc ký tên ủng hộ . Chúng dùng tờ báo , tờ giấy đó che lên điện thoại , kính , máy ảnh ... của du khách thờ ơ để trên bàn khi ăn uống hoặc giải khát , rồi khi thu báo lại chúng sẽ nhót luôn đồ vật của du khách .
Những kẻ móc túi thường rất trẻ và đa số thuộc phái nữ . Chúng đi từng tốp vài người , móc túi hoặc cướp , giựt theo mánh lới sau Trên RER , Métro chúng luôn đứng gần cửa lên xuống , mắt láo liên quan sát tìm con mồi và ra tay khi còi báo hiệu cửa xe sắp đóng . Ví , xắc , máy ảnh, điện thoại , đồng hồ , nữ trang lấy được chúng ném xuống cho đồng bọn đứng sẵn dưới bến . Do đó nếu rủi bị bắt cũng không có tang chứng . Ngoài ra , có những tốp bé gái thường mang báo lá cải hay giấy gì đó nài nĩ du khách cho tiền hoặc ký tên ủng hộ . Chúng dùng tờ báo , tờ giấy đó che lên điện thoại , kính , máy ảnh ... của du khách thờ ơ để trên bàn khi ăn uống hoặc giải khát , rồi khi thu báo lại chúng sẽ nhót luôn đồ vật của du khách .
Do đó , khi du lịch bất kỳ ở đâu cũng nên đề cao cảnh giác « đừng đợi mất gà rồi mới rào chuồng » . Việc trước nhất là phải photocopy giấy tờ cần thiết , thẻ ...thành
1 , 2 bản sao và giữ ở vài nơi khác nhau , để rủi có mất bản chánh thì
còn bản phụ để khai báo hoặc xử dụng . Khi đi dạo hoặc mua sắm thì chỉ
mang đủ tiền và giấy tuỳ thân như thẻ căn cước , sổ thông hành , không
nên đeo nữ trang quý ,sac Louis Vuiton , kính , đồng hồ đắt tiền và cũng
nên tránh hoặc hạn chế đi lại ở những khu nóng ( quartier chaud )
hoặc đi khuya một mình .
2 – vấn đề vệ sinh
Nhiều bài viết trên mạng đã phàn nàn về vấn đề vệ sinh cần thiết như việc tiêu - tiểu . Tuy đúng ở điểm là ở Âu Châu , tiện nghi này thua xa Mỹ , nhưng có một số điều tả oán thiếu trung thực .
Ở Paris
- Các phi trường , viện bảo tàng , nhà hàng , tiệm café việc tiêu tiểu hoàn toàn miễn phí .
- Những ga xe lửa , một số trạm Métro … tiêu tiểu phải trả khoảng 50 centimes .
- Nơi vệ sinh công cộng ( toilette publique ) thì Paris có 387 nơi , rải rác khắp 20 Quận và Quận nghèo được nhiều hơn ( plan et adresse des toilettes publiques có
thể truy cập trong Google ) . Những WC công cộng này khá sạch sẽ , an
ninh và được chỉ dẩn cách xử dụng bằng 3 thứ tiếng Pháp , Anh , Tây Ban
Nha .
WC công cộng
Về giõ chứa rác thì hầu như góc đường nào cũng có 1 vài
cái , còn trên các vĩa hè khoảng cách của các giõ rác thường chỉ vài
mươi mét .
Một việc khác cũng cần lưu ý là " mìn " (
cứt chó ) trên các vĩa hè . Tai tiếng này tuy vẫn còn , nhưng từ nhiều
năm nay đã giảm thiểu rất đáng kể . Thủ đô Paris hàng năm xử dụng một
ngân quỷ không nhỏ để quét dọn và rửa vĩa hè mỗi ngày . Tuy nhiên , cẩn tắc vô áy náy vì trong số chủ nhân của vài chục triệu con chó vẫn còn một thiểu số thiếu ý thức tôn trọng người khác khi dẩn chó đi dạo .
3 – việc ăn - ở
Ẩm thực của Pháp nổi tiếng TG , nhưng tôi xin miễn đề cập về lảnh vực này .
Với người Á Châu , thức ăn chính là cơm , còn với người Pháp là bánh mì .
Bánh mì Pháp có rất nhiều loại và phổ thông nhất là bánh mì baguette .
Giá mỗi ổ trong tiệm bánh mì khoảng 90 centimes , trong các siêu thị thì
trên dưới 50 centimes . Người Pháp thường điểm tâm với bánh mì phết bơ
hay mức hoặc bánh mì croissant ... .
Ở Paris buổi sáng không tìm đâu ra phở , hủ tiếu , xíu mại , bánh bao ... vì các nhà hàng chỉ mở cửa khoảng 12 giờ trưa . Giá bánh mì sandwich thì từ 2,50 đến 5 euros tuỳ địa điểm và tuỳ loại . Người Pháp ( trừ thế hệ trẻ ) không thích coca , thức uống thường là bia , rượu chát , còn café thì cũng không giống kiểu của người Mỹ .
Ở Paris buổi sáng không tìm đâu ra phở , hủ tiếu , xíu mại , bánh bao ... vì các nhà hàng chỉ mở cửa khoảng 12 giờ trưa . Giá bánh mì sandwich thì từ 2,50 đến 5 euros tuỳ địa điểm và tuỳ loại . Người Pháp ( trừ thế hệ trẻ ) không thích coca , thức uống thường là bia , rượu chát , còn café thì cũng không giống kiểu của người Mỹ .
bánh mì baguette
baguette tradition
Riêng về nhà hàng Á Châu thì rải rác khắp 20 Quận , nhưng tập trung nhiều nhất là ởQuận 13 và khu Belleville nơi giao điểm của Q11-Q19-Q20 . Nhà hàng VN thì ít cái nào có sức chứa khoảng 100 thực khách và thường rất chật hẹp , còn các nhà hàng Tàu thì nên cẩn thận về an toàn thực phẩm . Giá cả ăn uống tuy có rẽ hơn một số nước khác ở Âu Châu , nhưng so với Mỹ thì quá đắt . Về pourboire ( tiền tip ) cũng khác ở Mỹ là thực khách chỉ trả tiền ăn theo giá ghi , còn pourboire thì không bắt buộc , muốn cho vài chục centimes , 1 , 2 , 3 ...euros tuỳ hĩ .
Ở Paris và ngoại ô có 2.721 hôtels , giá cả từ vài chục đến 1, 2 nghìn euros / ngày . Ta có thể chọn vị trí hoặc khảo giá bằng cách truy cập trong Google qua đ/c hotel à ile de france . Ngoài ra nếu không muốn ở hôtel ta cũng có thể đặt chỗ trước ở Centre International de Séjour de Paris – CISP Kellerman đ/c 17 bd Kellerman , 75013 Paris , tél 01 43 58 96 00 .
4 – phương tiện di chuyển
Ở Mỹ không có xe cá nhân thì kể như « bó chân « , còn ở Pháp thì phương tiện chuyên chở công cộng rất phát triển . Ở Paris , cách nhà khoảng vài phút đi bộ đã có trạm Métro , tramway , xe bus ...
Paris có 5 lignes RER ( A, B,C,D,E ) , 14 lignes METRO
( số 1 và số 14 tự động không người lái ) với 350 trạm dừng , 3 lignes
tramway ( T1 , T2 , T3 ) , xe bus nếu kể cả ngoại ô thì có 4.300
chiếc với 12.000 trạm dừng . Chỉ riêng Métro mỗi ngày đã chuyên chở
khoảng 4,1triệu hành khách .
Métro
Còn về taxis theo thống kê năm 2008 ở Paris và ngoại ô có 16.400 chiếc , nhưng nếu không thật sự cần thiết thì nên lưu ý là giá di chuyển bằng taxis khá đắt so với việc dùng phương tiện di chuyển công cộng .
Vài thí dụ về giá ticket đi Métro
- 1 ticket giá 1euro70 centimes
- 1 carnet 10 tickets giá 13,70 euros
- 1 billet paris touriste đi bất cứ métro , tramway , rer , bus không giới hạn
1 ngày 10,85 euros nếu kể luôn ra phi trường là 22,85 e
2 ngày 17,65 e « 34,70 e
3 ngày 24,10 e « 48,65 e
5 ngày 34,70 e « 59,50 e
Trẻ con dưới 12 tuổi giá rẽ hơn .
Ngoài ra , từ Paris nếu muốn đi các Tỉnh trong nước Pháp hoặc viếng các nước láng giềng của Pháp , du khách có thể dùng xe lửa , đơn giản hơn đi máy bay nhiều . Mỗi ngày ở Pháp có khoảng 15.000 chuyến xe lửa di chuyển .. Muốn mua vé bằng Internet thì vào địa chỉ : http://voyages-sncf.com .
Đi xe lửa , trừ sang Anh vì phải băng qua đường hầm dưới biển Manche nên việc kiểm soát kỹ lưỡng , còn các nơi khác hành lý không giới hạn và không bị kiểm soát . Paris đi Bỉ , Luxembourg chỉ khoảng 2 giờ 15 phút , đi Genève , Amsterdam , Colognes chỉ khoảng 3giờ rưởi . Nếu đi với giá hạ A/R chỉ tốn vài chục euros
Chiếc
mề đai nào cũng có bề trái , Pháp có nhiều cái hay , nhưng cũng không
ít điều dở . Tôi không hề có ý tô bóng hay quảng cáo gì cho Pháp , nhưng
đọc một số bài viết trên mạng « thiếu trung thực « , nên với cái nhìn của 1 người đã sống ở Paris 30 năm , tôi muốn chia xẻ chút hiểu biết với các Bạn .
Dỉ nhiên với cái nhìn chủ quan của tôi và trong khuôn
khổ của 1 bài viết ngắn , chắc chắn sẽ có nhiều thiếu sót , rất mong
được Quý Bạn châm chước và bổ sung thêm giùm .
Đôi dòng tâm sự
Sau khoá học
Liên Quân về Quân Báo , cuối tháng 12 năm 1973 tôi được thuyên
chuyển ra Vùng 1 Duyên Hải để phụ trách Phòng 2 .
Ngày 15 . 01
.1974 tôi nhận lệnh của Phó Đề Đốc H.V.K.T / Tư Lệnh /HQ/V1DH « Đại
Diện HQ/V1DH đi công tác thám sát
Hoàng Sa cùng phái đoàn của Quân Đoàn 1 doThiếu Tá P.V.H
làm Trưởng Toán để nghiên cứu việc thiết lập 1 phi trường cho
vận tải cơ hạng nhẹ Caribou «
.
Phái đoàn gồm
Th.T Hồng , 2 Tr.UÝ và 1 ( 2) nhân
viên thuộc Liên Đoàn Công Binh 8 và 10 của QĐ1 , Ông
Gerald Kosh thuộc Cơ Quan DAO của Toà Tổng Lảnh Sự Mỹ ở
Đà Nẳng và tôi .
Phương tiện di
chuyển ra HS của chúng tôi là Tuần
Dương Hạm Lý Thường Kiệt HQ 16 .
tuần dương hạm Lý Thường Kiệt HQ16
Đến đảo HS ,
trong khi Anh Em Công Binh làm nhiệm
vụ chuyên môn thì tôi đi quan
sát đảo ( đây là lần đầu tôi đến HS ) và thăm viếng Tr. U Hy - SQ /
Trưởng Toán Địa Phương Quân trấn thủ đảo và binh sĩ trên đảo để hỏi
tin tức .
Việc HQ 16 phát hiện 2 ngư thuyền võ trang của Trung Cộng tôi chỉ nghe qua sự trao đổi trên máy truyền tin . Muốn biết chính xác việc này phải là nhân viên cơ hữu của HQ 16 như bài viết của HQ/Đại Uý Đào Dân ( K18/SQHQ/NT ) .
Việc HQ 16 phát hiện 2 ngư thuyền võ trang của Trung Cộng tôi chỉ nghe qua sự trao đổi trên máy truyền tin . Muốn biết chính xác việc này phải là nhân viên cơ hữu của HQ 16 như bài viết của HQ/Đại Uý Đào Dân ( K18/SQHQ/NT ) .
2 ngư thuyền võ trang của TC (ảnh 2 hàng đầu)
Sau khi Anh Em
Công Binh hoàn tất công việc , HQ 16 đến đón chúng tôi lên tàu và trở
lại nơi có 2 ngư thuyền
võ trang 402 và 407 của TC .
Tôi được chứng kiến việc HQ 16 dùng quang hiệu , kỳ hiệu và loa để yêu cầu tàu TC rời lảnh hải của ta , nhưng chúng lì lợm và ngoan cố không tuân thủ .
Tôi được chứng kiến việc HQ 16 dùng quang hiệu , kỳ hiệu và loa để yêu cầu tàu TC rời lảnh hải của ta , nhưng chúng lì lợm và ngoan cố không tuân thủ .
khu trục hạm Trần Khánh Dư HQ4
tuần dương hạm Trần Bình Trọng HQ5
Khoảng chiều
ngày 18.01.1974 , Toán Thám Sát HS chúng tôi được chuyển sang Tuần
Dương Hạm Trần Bình Trọng HQ 5 và đến tối hôm đó thì cả Toán TSHS
được đưa trở lên đảo HS ( Pattle ) trừ tôi phải ở lại " phụ giúp ?" cho
Đại Tá H.V.N .
Những diển
biến sau đó về trận hải chiến ngày 19.01.1974 và sau trận hải chiến
thì nhiều sách , hồi ký ngắn ,trả lời phỏng vấn ...đã được rất
nhiều tác giả trình bày theo sự thấy , biết và nhận định riêng .
Phần tôi , ngày
20.01.1974 về đến BTL/HQ/V1DH thì được lệnh của Bộ Tổng Tham Mưu /QL/VNCH viết » 1 phúc trình bằng tay không qua hệ
thống Tham Mưu » ( tức không qua TL, TLP&TMT của tôi ) và trao tận
tay cho Đại Tá Phạm Văn Sơn ( Trưởng Khối Quân Sử /P5/BTTM
) .
Sau 30.04.1975 không
biết phúc trình đó còn hay mất ? nhưng khi viết phúc trình thì
tôi có lót giấy carbonne và bản phụ đó trử ở BTL.HQ/V1DH/P2 .
Đến ngày 29/03/1975 khi di tản khỏi Vùng 1 thì chúng tôi không có lệnh nào huỷ tài liệu dù P2 cũng có vài trái lựu đạn lân tinh , nên phúc trình này bị lọt vào tay VC ( ?? ) .
Đến ngày 29/03/1975 khi di tản khỏi Vùng 1 thì chúng tôi không có lệnh nào huỷ tài liệu dù P2 cũng có vài trái lựu đạn lân tinh , nên phúc trình này bị lọt vào tay VC ( ?? ) .
Sau trận chiến
tranh biên giới với Trung Cộng năm 1979 , có 2 tên VC xưng là được Trung
Ương cử xuống Trại Tù K1 – Tân Lập – Vĩnh Phú nơi tôi đang ở tù để " làm việc về trận hải chiến
HS 19.01.1974 " .Họ cho biết là có trong tay bản phúc
trình của tôi . Tôi chỉ trả lời qua loa với lý do là nhiều năm nay tôi
chỉ biết lao động nên không còn nhớ những chuyện cũ , vã lại trong
bản phúc trình tôi đã trình bày thật chi tiết vì vừa dự trận hải
chiến .
Họ dự trù làm việc với tôi 2 ngày , nhưng thấy chẳng có gì mới lạ nên sau 1 ngày tôi bị trả đi lao động .
Họ dự trù làm việc với tôi 2 ngày , nhưng thấy chẳng có gì mới lạ nên sau 1 ngày tôi bị trả đi lao động .
Sau lần phúc
trình cho Khối Quân Sử và sau khi
vượt biển sang định cư ở Pháp cuối 1983
, mải đến năm 2004 tôi mới viết bài
« Bên Lề trận hải chiến Hoàng Sa « đăng trong Bản Tin của Khoá 17SQ HQ/NT và trả lời
thật ngắn gọn cho Ký Giả Chu Linh trong bộ phim "Đại Họa Mất Nước"
Việc tôi đi công
tác HS và là nhân chứng của trận hải chiến ngày 19.01.1974 thì có
nhiều vị thuộc BTL/HQ/V1DH như PĐĐ/H.V.K.T
. ĐT /N.H.X ( TLP ) , Đ.U/T.Đ.B (
Chánh Văn Phòng) , Đ.U / L.V.T
(Trung Tâm Trưởng Trung Tâm Kiểm Soát Duyên Hải) , 2 Tr.U + 3HSQ ( Phòng 2 ) biết , nhưng tất cả đều " im
lặng vô tuyến " , do đó không ít người « đã
thắc mắc « về tôi : " sao Anh
nói là đi công tác HS và là nhân chứng của trận hải chiến nhưng Ông
Xếp trực tiếp ra lệnh cho Anh đi là PĐĐ/H.V.K.T trong cuốn Can
trường trong chiến bại và Th.T
/ P.V.H Trưởng Toán Thám Sát trong
những lần trả lời phỏng vấn cho Ký giả báo Viễn Đông và Ký Giả Huy
Phương của Đài SBTN không hề nhắc
đến tên Anh ? " .
Tôi chỉ trả lời là: " nếu muốn tôi sẽ cho số phone và địa chỉ điện thư để trực tiếp hỏi hai vị đó ".
Tuy nói vậy và dù biết thiền từ hơn 3 thập niên nay , thất tình trong tôi vẫn chưa hết , nên có lần do ấm ức ngày 06.02.2014 tôi đã gửi email cho Ông Cựu Tư Lệnh của tôi và cho Th.T Hồng để yêu cầu lên tiếng . PĐĐ/T thì trả lời là : " cuốn CTTCB của Ông chỉ nhớ đâu viết đó " . Còn Th.T/H thì bảo là " vì không nhớ , lần khác sẽ lên tiếng " .
Tôi chỉ trả lời là: " nếu muốn tôi sẽ cho số phone và địa chỉ điện thư để trực tiếp hỏi hai vị đó ".
Tuy nói vậy và dù biết thiền từ hơn 3 thập niên nay , thất tình trong tôi vẫn chưa hết , nên có lần do ấm ức ngày 06.02.2014 tôi đã gửi email cho Ông Cựu Tư Lệnh của tôi và cho Th.T Hồng để yêu cầu lên tiếng . PĐĐ/T thì trả lời là : " cuốn CTTCB của Ông chỉ nhớ đâu viết đó " . Còn Th.T/H thì bảo là " vì không nhớ , lần khác sẽ lên tiếng " .
Với 5 hôm
công tác HS , vì không có nhiệm sở
nào nên tôi có dịp may để thấy không ít , nhưng sở dỉ tôi ít lên tiếng vì tôi
chỉ là 1 quân nhân thi hành lệnh của cấp trên và ngẩu nhiên làm nhân chứng của trận hải chiến chớ không có công trạng gì hết để khoe
khoang , vã lại với tôi mất HS là niềm đau của cả dân tộc
Việt , ngoài ra trong số những chiến sĩ HQ hy sinh vì tổ quốc ở trận HS có Cố HQ/Th.Tá
Nguyễn Thành Trí - người Bạn đồng
Khoá là niềm đau riêng của K17/SQHQ/NT
chúng tôi .
Nhân đây tôi cũng
xin trình bày đôi điều để giải toả những hiểu lầm về tôi :
1- Đại Tá H.V.N : "Tôi
rất tiếc là trên Tuần –dương-hạm HQ 5 còn có HQ Đại Úy Trần –Kim- Điệp thuộc phòng nhì Vùng 1 duyên hải ,
mà tôi mới biết về sau … " .
- - Chẳng
lẻ khi lệnh chuyển Toán Thám Sát
từ HQ 16 sang HQ 5 hôm 18.01.1974 rồi lệnh gửi cả Toán TS trở lên đảo
Hoàng Sa trừ tôi ở lại để " phụ giúp Ông " ,
thì với tư cách là người Chỉ Huy (OTC
) Ông không biết việc này sao ? .
2 – " ...( Đ.U Điệp ) có mang theo
máy ảnh , nhưng vị này đã không có
can đảm của một phóng viên chiến trường , ra khỏi phòng ăn sĩ –quan ,
trong lúc khói đạn mịt mùng , để chụp ảnh , ít nhất là chiếc
Kronstadt 271 đang giẩy chết " .
- - Khi
công tác HS tôi không có mang máy
ảnh nào hết , lý do liên quan
đến người Bạn cùng Khoá ( Trưởng
Phòng tiền nhiệm - đã quá cố ) mà
cả P2/HQ/V1DH đều biết .
- - Tôi
không có dịp làm việc với ĐT .N , lại vừa thuyên chuyển ra V1DH đúng 2 tuần , dỉ nhiên Ông không biết
tôi . Có thể Ông chưa bao giờ đánh
nhau với VC , chớ tôi khi phục vụ ở Trợ Chiến Hạm HQ 229 , Liên Giang
Đoàn Xung Phong 23 &31 và Hải Đội 5 Duyên Phòng đã từng đánh nhau với VC và gần đây tôi
có kể lại cho ít Bạn Bè trong bài " Buồn Vui Chuyện Cũ " .
Có thể vì chưa từng đánh nhau nên Ông không biết là " chỉ có kẻ điên mới ở trong phòng ăn khi đánh nhau khói lửa mịt mùng " .
Có thể vì chưa từng đánh nhau nên Ông không biết là " chỉ có kẻ điên mới ở trong phòng ăn khi đánh nhau khói lửa mịt mùng " .
- - Ngoài
ra , Ông cũng không biết là tôi có huy chương Nhân Dũng Bội Tinh do BTTM/ QL/VNCH
Cấp và huy chương Hải Quân Hoa
Kỳ do Đô Đốc ZUMWALT cấp . 2 huy
chương cao quý đó chắc là Bộ Tổng Tham Mưu và Hải Quân Hoa Kỳ không nhắm mắt thưởng cho bất cứ ai
.
- - Là
SQHQ Đại Tá N biết rõ là SQ đi
quart tối đa chỉ 4 giờ , sau đó nghĩ ngơi , ăn uống . Tôi không có
nhiệm sở nào hết vì không là nhân viên cơ hữu của chiến hạm , việc
tôi phải 120 giờ có mặt trên đài chỉ huy là không hợp lý , vã lại lệnh là ở lại HQ 5 để " phụ giúp " cho Ông Đại Tá,
nhưng khi tôi trên đài chỉ huy không 1
lần Ông chỉ thị tôi 1 điều gì . Đứng xớ rớ vô ích trên đài chỉ huy ,
nên khi HQ 5 bị trúng đạn và nhiều chỗ trên boong bị cháy , tôi đã
xuống phụ giúp chửa cháy . Số tôi may mắn nên vừa từ bên hữu hạm
chạy qua bên tả hạm thì 1 thuỷ thủ cũng chạy sang mặt đầy máu me
hỏi tôi Đại Uý em bị nặng không ?
. Tôi quan sát thì thấy vết đạn chỉ sượt trên trán nên trấn an
Anh . Anh cho biết Anh Trung Sĩ
trưởng khẩu đại bác 20 cạnh Trung Tâm Chiến Báo đã bị trúng đạn
chết , riêng chỗ tôi vừa rời cũng trúng 1 quả đại bác xuyên vào trong
TTCB .
Như tôi đã
trình bày ở đoạn trên là tôi chỉ
thi hành lệnh của cấp trên và không
có công trạng gì hết , nếu không
là tôi mà là Vị nào đó thì chắc cũng phải tuân hành như tôi và có
thể còn làm hay hơn tôi
Sở dỉ tôi có đôi
dòng tâm sự này chỉ nhằm giải toả
những sự nghĩ không đúng về tôi
thôi .
Riêng về bài Buồn vui chuyện cũ
tôi có trình bày vài sự việc tuy
không liên quan gì đến tôi , nhưng tôi vốn thẳng
tính , không chấp nhận việc bất cứ ai bịa chuyện , dìm người khác để được nổi trội , như bảo
là :
- « trong
lúc đánh nhau HQ 4 chỉ xử dụng toàn đại liên « . Nhiều
lần tôi đã phone cho HQ.Th.Tá N.T.S (hiện sống ở Đức) Ông thuộc K11/SQHQ/NT - Hạm Phó HQ 4 phụ trách sân sau trong
đó có khẩu đại bác 76 ly 2 để tìm hiểu sự thật và yêu cầu Ông lên
tiếng vì danh dự của thuỷ thủ đoàn HQ 4 .
- « HQ 4 và HQ 5 chỉ ở bên ngoài (
wait and see) nên không trầy 1 mảnh
sơn « . Tuy không là nhân viên
của HQ 5 nhưng hiện diện trên chiếc này lúc đánh nhau , tôi rất ngưởng
phục sự chiến đấu dũng cảm của thuỷ thủ đoàn HQ 5 . Sự thật rõ
ràng là sau khi trở về Đà Nẳng , HQ Tr/U Bùi Ngọc NỞ -XLTV/TKHQ/HQ5 đã đếm được 102 lỗ đại bác 100 ly và lỗ đạn 37 ly thì nhiều đếm không hết . Sau đó được CCYT/TV/ĐN vá tạm 1 số lỗ thủng để tiếp tục cuộc hành quân THĐ 48 ở
Trường Sa , rồi tháng 04 .1974 khi về Hải Quân Công Xưởng
, HQ 5 còn mang hơn trăm lỗ đạn phải vá lại .
Ngoài ra tôi
cũng rất khâm phục HQ.Tr.Tá P.T.Q -
Hạm Trưởng HQ 5 về sự tự trọng cao độ của Ông .
Trận hải chiến
HS đến nay đã 41 năm , khi viết hay thuật lại ai cũng đều cho là «
sự thật « .
-
Trung
Cộng thì cùng lò gian manh , xảo quyệt với VC nên những gì chúng rêu rao thì chỉ nên
xem như các huyền thoại Lê văn Tám ,
Võ thị Sáu ... .
-
Còn phe ta , thì những sách , báo ,
tiếng nói ... càng về sau thì có nhiều điều chính xác hơn do công phu sưu tầm của tác giả , nhưng « có thể chưa hẳn là sự thật
« vì theo thiển ý của tôi
« phải có thật nhiều tiếng
nói của người trong cuộc từ cấp
Chỉ Huy đến người Thuỷ Thủ để
được tổng hợp , phân tích , đúc kết ta mới
đến gần sự thật được và
điều này chắc còn phải một thời gian lâu nữa « .
Paris , ngày 26 tháng 01 năm 2015
Hải Quân TKD
Inscription à :
Articles (Atom)