Hồi còn đi học , Sử - Địa là môn tôi thích nhất , tôi yêu nước
tôi , ngưởng mộ các vị anh-hùng dân tộc và tôi ấp-ủ hoài bảo là lớn lên cũng sẽ
làm cái gì đó cho dân tộc .
Sau hiệp định Genève ( 1954 ) vài năm , chiến tranh ở miền Nam lại
bộc khởi và đến thập niên 70 thì cường độ ngày càng khốc liệt .
Là trai thời loạn , như bao thanh niên đồng trang lứa, tôi cũng
phải sớm gác bút nghiên để theo nghiệp kiếm cung .
Rồi do nhu cầu của chiến
cuộc , tôi đã đi khắp các vùng đất nước , được tận mắt thấy những gì mà ngày
xưa tôi đã từng học trong sách vở . Có điều trớ trêu là nước tôi thật giàu về
tài nguyên hầm mỏ , nông , lâm , thuỷ sản và lại là một trong những nước sản xuất
lúa gạo nhất thế giới , nhưng chiến tranh đã biến nước tôi thành thật nghèo .
Tôi đã tận mắt chứng kiến có nơi người dân đã phải luộc trái mắm , cây xương rồng
......ăn để khỏi chết đói và cũng bao lần từ trên cao nhìn xuống , tôi đã thật
xót xa vì dấu bom đạn loang-lổ khắp nơi , nhưng dù
khói lửa , tóc tang , dù bị số bom đạn 2 lần nhiều hơn trong thời đệ nhị thế
chiến cày xới , quê hương tôi vẫn tuyệt đẹp , một vẻ đẹp đặc thù mà tôi tin chắc
là dù ở khung trời Mỹ, Âu ,Úc , Á không đâu ta tìm thấy được .
Thật thế , quê hương tôi mỗi nơi một vẻ :
Quảng Trị :
Quảng Trị trước kia thuộc xứ Lâm Ấp
rồi sau đó thuộc Chiêm Thành ( Cham
Pa ) .
Năm 1069 Vua Chiêm là Chế Cũ nộp cho
vua Lý Thánh Tôn Địa Lý , Ma Linh và Bố Chính ( tức Gio Linh , Cam Lộ ,Đakrông , Đông Hà
, Vĩnh Linh ) để chuộc mạng.
Năm 1306 Vua Chiêm là Chế Mân dâng cho
vua Trần Anh Tôn Châu Ô và Châu Rí ( Lý ) làm sính lễ để cưới Công
Chúa Huyền Trân (tức Hải Lăng , Triệu Phong , thị xã Quảng Trị và
phần còn lại nhập vào tỉnh Thừa Thiên ) .
cầu Thạch Hãn
Quảng-Trị
với dòng sông Thạch-Hản chia đôi bờ Nam-Bắc đã là nguồn cảm hứng để nhạc sĩ Lam-Phương sáng tác ‘’ chuyến đò
vĩ tuyến ‘’ làm thổn thức con tim của hàng triệu người Việt tự do .
Quảng-Trị cũng là quê hương của người nhạc
sĩ tài hoa Hoàng-Thi-Thơ , người đã cống hiến một gia tài đồ sộ cho nền âm nhạc
Việt-Nam .
thánh đường La Vang
Quảng-Trị còn có thánh đường La-Vang nổi tiếng
, có Cổ Thành Q.T chứng tích của cuộc chiến hào hùng của người lính Cộng-Hoà .
cổ thành Quảng Trị
Thừa Thiên :
Thời Văn Lang đây là vùng đất của Bộ
Tộc Việt Thường
Thời Nam Việt là đất của Tượng
Quận .
12 thế kỷ trước khi Đại Việt độc lập
( năm 938 ) là đất của xứ Cham Pa .
Triều Trần cải danh Châu Ô , Châu Rí
thành Thuận Châu và Hoá Châu tức Thừa Thiên Huế
Thời chúa Nguyễn Phúc Lan , năm 1636 dời
Phủ về Kim Long , bước đầu đô thị hoá , về sau phát triển thành thành phố Huế .
Thời Hoàng Đế Quang Trung , Phú Xuân – Huế
trở thành kinh đô của nước Đại Việt .
hoàng thành Huế
trống đồng
Thừa Thiên là vùng đất cổ có di tích
về sự hiện diện của con người hơn 5.000 năm với cổ vật trống đồng
Đông Sơn tìm thấy ở huyện Phong
Điền .
Thừa-Thiên
còn có nhiều thắng cảnh đẹp : núi Ngự Bình , sông Hương , cửa
Thuận-An , đầm Cầu-Hai , đầm Thuỷ-Tú
sông Hương và cầu Tràng Tiền
...v..v.. và đặc biệt là cố đô Huế cổ kính
với chùa Thiên-Mụ , đền đài ,lăng tẩm của các vua nhà Nguyễn - một triều đại
vàng son đã góp công không ít trong việc mở mang bờ cỏi .
chùa Thiên Mụ
Ai
đã từng đến Huế , chắc cũng sẽ không thế nào quên được những chiếc nón bài thơ
xinh xắn , những chùm nhãn lồng ngọt lịm , những hộp mè xửng , mạch nha đậm đà
hương vị quê hương hay những món ăn thật
Huế : cơm hến , bún bò ..v..v .
Quảng Nam :
ngũ hành sơn
Quảng-Nam với
Ngũ-Hành-San hùng tráng ,với đèo Hải-Vân quanh năm mây phủ ...là quê hương của
những chàng trai đa tình
‘’ học trò xứ Quảng ra thi ,
thấy cô gái Huế chân đi không đành ‘’.
Hội An - cầu Nhật Bản
quần đảo Hoàng Sa
Quảng-Nam có thành phố Hội-An cổ kính được xếp vào di tích văn
hoá thế giới , có Đà-Nẳng , thành phố lớn thứ 2 của miền Nam sau Sài-Gòn và
ngoài khơi là quần đảo Hoàng-Sa với trử lượng hàng chục triệu tấn phân phốt-phát
, nhưng lợi dụng việc giải giới quân Nhật sau đệ nhị thế chiến , giặc Tàu chiếm
1/2 quần đảo và đến đàu Xuân năm 1974
dùng vũ lực cướp nốt phần còn lại .
Quảng Tín :
Quảng Tín trước thuộc tỉnh Quảng Nam ,
nhưng do nhu cầu của chiến tranh , năm 1962 Chính Phủ VNCH tách QT ra
khỏi tỉnh QN với ranh giới là sông Rù Rì .
vị trí Chu Lai
căn cứ Chu Lai
Quảng-Tín
với Kỳ-Hà , cảng Chu-Lai có Căn Cứ Tiếp Vận lớn nhất VN cung ứng mọi nhu cầu cho chiến
trường Quân Khu 1 .
Quảng Ngãi :
Quảng Ngãi trước là đất Chiêm
Thành . Năm 1471 quân Đại Việt thắng
quân Chiêm , chiếm kinh đô Đồ Bàn ( ĐB
sau này thuộc tỉnh Quy Nhơn – Bình Định) , thời đó chưa có tên Quảng
Ngãi mà chỉ có phủ Tư Nghĩa . Đến
năm 1602 mới đổi tên là Quảng Ngãi
.
Thời các Chúa Nguyễn có lập các Đội
Hoàng Sa và Bắc Hải thuộc huyện
Bình Sơn – Quảng Ngãi để quản lý Hoàng Sa và Trường Sa .
Sa Huỳnh
Ở huyện Đức Phổ cực Nam của QN có
cảng Sa Huỳnh ( bải cát vàng nguyên
là Sa Hoàng , nhưng kỵ huý Nguyễn Hoàng nên đổi là Sa Huỳnh ) là một
thắng cảnh đẹp .
Dung Quất
Ở Huyện Bình Sơn – Quảng Ngải còn có
cảng Dung Quất , thời VC xây nhà máy lọc dầu đầu tiên ở VN .
Quảng-Ngải
tỉnh cuối của Quân Khu 1 , quê hương của mía đường , kẹo gương , đường
phổi , đường phèn .
Quy Nhơn –Bình Định :
Bình Định xưa là kinh đô Đồ Bàn của xứ Chiêm Thành . Sau khi vị vua anh hùng của nước Chiêm là Chế Bồng Nga tử trận (
do trúng đạn tại trận Hải Triều ) , nước Chiêm Thành bị Đại
Việt thôn tính và xoá sổ .
vua Quang Trung Nguyễn Huệ
Ở
thế kỷ 18 , Bình-Định ( Quy-Nhơn ) sinh sản vị anh hùng áo vải Tây Sơn
Nguyễn-Huệ(1753 – 1792), ngưòi đã đánh tan tành 200 chiến thuyền và
20.000 quân Xiêm của Chiêu Tăng và Chiêu Sương ở trận Rạch Gầm - Xoài
Mút - Mỹ Tho .
Sau đó năm Kỷ Dậu 1789 , đánh tan mấy
mươi vạn quân Thanh ,khiến cho Tôn-Sĩ-Nghị - viênTổng Đốc Lưỡng Quảng kinh hồn
, táng đởm trốn chạy thục mạng về Tàu và khiến cho Hoàng Đế nhà Thanh nể phục bằng lòng gả con gái để giao hiếu cùng cho 2
tỉnh Quảng-Đông , Quảng-Tây làm sính lễ . Tiếc thay , Quang-Trung Hoàng Đế
mệnh yểu (39 tuổi ) bằng không nước ta
ít ra cũng thu hồi được một phần lảnh thổ bị nhà Tần chiếm dưới triều đại
Lĩnh-Nam ( gồm phần đất dưới Động-Đình hồ , Quảng-Đông , Hải-Nam , Quảng-Tây ,
Vân-Nam ...
phần đất vua Càn Long làm sính lễ gả con cho vua Quang Trung
Bình-Định cũng còn là nơi phát sinh môn vỏ chính thống của Việt-Nam ( vỏ Bình-Định ) - một môn vỏ nổi
tiếng mà môn sinh trong và ngoài nước
ngày càng đông đảo .
võ Bình Định
Ngoài ra Bình Định còn có lăng Hàn Mạc Tử là nơi thu
hút nhiều du khách đến viếng .
lăng Hàn Mạc Tử
Khánh Hoà – Nha Trang :
bải biển NT
hòn Vọng Phu - Đại Lảnh
cầu Xóm Bóng
Khánh-Hoà
( Nha-Trang ) miền thuỳ dương , cát trắng với Đại-Lảnh , Hòn Chồng ,
cầu Xóm Bóng , Tháp Chàm và những bải bể cát trắng tuyệt đẹp
.
Nha-Trang còn có Hải học viện Cầu Đá , địa
danh Chụut nơi có món phở gà ngon nhất nước
và đối diện là Hòn Tre - nơi có thời được dự định biến thành trung tâm
giải trí lớn nhất vùng Đông-Nam Á .
Khánh-Hoà có vịnh
Cam-Ranh , một trong những quân cảng tốt nhất thế giới . Chính nơi đây năm 1905
Pháp đã từ chối tiếp tế cho hạm đội Nga , để rồi sau đó vì ‘’què quặt ‘’ hạm đội
này bị Hải-Quân Nhật phục kích đánh tan tành ở eo biển Đối-Mả .
vịnh Cam Ranh
Ngoài ra , Nha-Trang còn là nơi đào tạo những Sĩ-Quan ưu tú Hải-Quân
, Không-Quân và Hạ-Sĩ-Quan Lục Quân của quân lực VNCH .
trường SQ/HQ/NT
Phan
Rang –Ninh Thuận :
Ninh Thuận -Phan-Rang là vùng đất của Chiêm-Thành - một dân tộc bất hạnh trước
đây cũng có thời vàng son nhất là dưới triều đại Chế-Bồng-Nga hồi thế kỷ thứ 15 .
Phan Rang – Ninh Thuận thuộc nền văn hoá Sa Huỳnh có
từ 2000 năm trước .
Năm 1901 người Pháp lập tỉnh Phan Rang
.Nay thì mang tên Ninh Thuận .
Phan Rang có Cà Ná là khu vực nóng , nhiều gió và
nước biển có độ mặn cao nơi nổi tiếng cả nước về nghề làm muối .
Bình Thuận – Phan Thiết :
Phan Thiết ngày xưa thuộc Tam Phan :
Phan Rang , Phan Rí , Phan Thiết mà người Việt dịch từ chữ Mang Lang ,
Mang Lý và Mang Thít của Chiêm Thành .
Năm 1898 vua Thành Thái ban hành lệnh
đặt Phan Thiết là thị xã của tỉnh Bình Thuận .
đảo Phú Quý
đền thờ Nam Hải Ngạc Thần
bải Cổ Thạch
suối Tiên
Phan Thiết có nhiều thắng cảnh như
biển và bải đá cổ , đền thờ cá voi ...
Phan-Thiết còn là nơi sản xuất nước mắm nổi
tiếng ở miền Nam chỉ đứng sau Phú-Quốc .
Bà Rịa – Vũng Tàu :
Năm 1658 chúa Nguyễn Phúc Tần đem
2.000quân đánh Mô Xoài của Chân Lạp , bắt được vua Nặc Ông Chân . Từ
đó Chân Lạp xin làm chư hầu và hàng năm triều cống .
Năm 1899 tỉnh Bà Rịa được thành lập .
Bà-Rịa có hải cảng Vũng-Tàu , cảng quan trọng nhất
miền Nam , là cửa ngỏ mà hàng hoá xuất nhập bằng đường biển hầu hết phải đi qua
. Đây cũng là nơi chứng kiến bao thăng trầm của lịch sử như : ngày ra đi của
đoàn quân viễn chinh Pháp năm 1956 và ngày xa rời tổ quốc của gần 2 triệu người
Việt đi tìm tự do năm 1975 .
.
Bà
Rịa với thị xã Vũng-Tàu là nơi có bải biển đẹp thu hút nhiều du khách nhất
và cũng là nơi sản xuất mắm ruốc ngon nhất nước .
Ngoài ra Bà Rịa còn có nguồn tài nguyên khác vô cùng phong phú
, đó là những giếng dầu khu vực ngoài khơi đảo Côn-Sơn ( phần hải đảo trực thuộc Đặc Khu V.T ) .
Định Tường – Mỹ Tho :
Định-Tường
tỉnh nổi tiếng có lề lối dân chủ thật độc đáo, được mệnh danh là ‘’Định-Tường
quốc ‘’ thời Đệ nhất Cộng-Hoà. ĐT có thành phố Mỹ-Tho thơ mộng với chùa Vĩnh-Tràng , công viên Lạc-Hồng ,
công viên Dân Chủ ..v..v .
ĐT
có cửa Tiểu là nơi sông Tiền sau khi chảy qua các tỉnh Châu-Đốc , Kiến-Phong ,
Sa-Đéc , Vĩnh-Long , Kiến-Hoà , Mỹ-Tho và đổ ra biển . Đây là thuỷ trình quan
trọng nhất của hệ thống sông ngòi miền Nam .
cerise Gò Công
mận Trung Lương
xoài cát Hoà Lộc
ổi Mỹ Thuận
ĐT nổi
tiếng với cam , ốc gạo Cái-Bè , vú sửa Vĩnh-Kim , heo , gà Thuộc-Nhiêu , mận
Trung-Lương , mảng cầu , xơ ri , mắm tôm chà Gò-Công , ổi , chim Bắc-Mỹ-Thuận .
Kiến Hoà – Bến Tre :
Kiến-Hoà ( Bến-Tre ) quê hương của nhà bác học Trương Vĩnh Ký
(1837-1898) người thông thạo 27 ngoại
ngữ và được các học giả Châu Âu thời đó liệt Ông vào 18 vị bác học
nổi tiếng nhất .
Kiến Hoà còn là quê hương của xứ dừa với những vườn dừa
bạt ngàn mà theo lời đồn đải rằng ‘’ sở dỉ người phụ nữ Bến-Tre có làn da thật
trắng mịn là nhờ thường tắm bằng nước dừa ‘’ .
K.H còn
có Bình-Đại thật giàu tôm , cá , sò và đặc biệt là giống nghêu ngon nhất
chuyên cung cấp cho chợ Cầu Ông Lảnh Sài Gòn .
Ngoài ra K.H còn có Cồn Phụng nổi tiếng là nơi tu
luyện « Nam Quốc Phật » của
ông Đạo Dừa Nguyễn-Thành-Nam( 1910-1990) và hàng ngàn đệ tử , đây là nơi tập
trung thật nhiều tác phẩm nghệ thuật về kiến trúc , chạm trổ ..... thật độc đáo
. Tiếc thay năm 1973 đã bị một trận hoả hoạn lớn .
Ông Đạo Dừa
thắng cảnh Cồn Phụng
Vĩnh-Long
quê hương của Ông Phan Thanh Giản (1796-1867 )một vị đại thần
triều Nguyễn thanh liêm , yêu nước và Ông Phan văn Trị ( 1830-1910 ) một nhà thơ yêu nước nổi tiếng
như cụ Nguyễn Đình Chiểu .
Tỉnh
Vĩnh Long nằm giữa đồng bằng Cửu Long ,nổi tiếng với lúa gạo , bòn bon
Cái-Mơn , vôi , rượu nếp than Ba-Càng .
V.L
có dòng sông Măng-Thít nối sông Cổ-Chiên với sông Hậu , đây là dòng sông lịch sử nơi xảy ra trận thuỷ chiến giữa quân Tây-Sơn
và quân của chúa Nguyễn-Ánh , chính nơi đây Châu-Văn-Tiếp - một tướng tài của
chúa Nguyễn tử trận và quân của chúa Nguyễn đại bại .
Sa Đéc :
Sau khi chiếm 3 tỉnh miền Tây 1867 , Pháp xoá
dần tỉnh An Giang , đặt Sa Đéc trong Hạt Tân Thành .
Đến năm 1900 thì Toàn Quyền Đông Dương
đổi hạt Tân Thành thành tỉnh Sa Đéc ( ngày nay Sa Đéc nhập với Kiến Phong thành tỉnh Đồng Tháp ) .
Do giao thông thuỷ tiện lợi nối 2 vùng
Tiền Giang và Hậu Giang , Sa Đéc ngoài sản xuất còn là trung tâm thu
mua nông , lâm , thuỷ sản để chuyển về Sài Gòn hay lên Nam Vang .
Tuy là 1 tỉnh nhỏ nhưng Sa Đéc vô cùng
nổi tiếng với gái đẹp Nha Mân , gà Cao Lảnh ,
nem Lai Vung , quít đường , hủ
tiếu ... mà cả nước đều biết tiếng .
gái Nha Mân
gà Cao Lảnh
quít Sa Đéc
Cần Thơ :
Cần-Thơ
tỉnh thật trù phú xứng danh là thủ đô của miền Tây nổi tiếng với trai
thanh , gái lịch . Cần-Thơ có dòng sông Hậu chảy ngang , có bến Ninh-Kiều thật
thơ mộng :
’’Cần-Thơ
có bến Ninh-Kiều
có dòng
sông Hậu có nhiều giai nhân ‘’ .
C.T có kinh ngả bảy Phụng-Hiệp nổi tiếng và
đặc biệt là kinh Xà-No nối qua Chương-Thiện
với những vườn khóm bạt ngàn .
Cũng
cần ghi lại công ơn to lớn của các bậc tiền nhân , đặc biệt là cha con ông Mạc-Thiên-Tứ
( con của Mạc-Cửu ) . Sau khi thành Hà-Tiên bị quân Xiêm của Tướng Trần Liên
đốt sạch và giết sạch dân , Ông rút về Trấn-Giang ( Cần-Thơ ) nổ lực xây dựng
nơi đây trở thành trù phú thay cho Hà-Tiên .
Châu-Đốc
vùng địa linh với Thất-Sơn huyền bí, nơi tu luyện của những nhà tu đạo hạnh
nhưng cũng là cứ điểm của nhiều nhà ái quốc thời kháng Pháp . C.Đ cũng là thánh
địa của Phật Giáo Hoà-Hảo với mấy triệu
tín đồ .
C.Đ có kinh Vĩnh-Tế , con kinh đào nổi tiếng
nối với sông Giang-Thành của Hà-Tiên,
đây là thuỷ lộ chiến lược do Ông Lê Văn DUYỆT đề xướng nhằm phục vụ
cho kế hoạch đánh xứ Xiêm La .
kinh Vĩnh Tế
Ngoài
ra , C.Đ còn sản xuất mắm , đệm bàng , vải Mỹ-A ( vải đen nhuộm bằng trái mặc
nưa ) là những đặc sản vô cùng nổi tiếng .
mắm Châu Đốc
Cà Mau :
Cà-Mau « Tuk Kha Mau = nước đen « với rừng
U-Minh , nơi mà ‘’ muỗi kêu như sáo thổi «
C.M cung cấp than đước cho cả nước , cùng Bạc-Liêu
sản xuất tôm khô , mật ong nhiều nhất , ngon nhất .
mật ong rừng
Nhưng
do địa hình thật hiểm trở , C.M cũng là nơi mà chiến tranh gay go , ác liệt nhất
, đặc biệt là Năm-Căn , nơi đặt Tổng hành dinh của BTL/HQ/V5DH :
’’ Năm-Căn
đi dể khó về
Rạch Giá
Rạch-Giá
thành phố ven biển , cũng là ngư cảng quan trọng của vùng vịnh Phú-Quốc
. Chính nơi đây hải , thuỷ sản đánh bắt được từ Bạc-Liêu , Hà-Tiên , Phú-Quốc tập trung lại để chuyển về thủ đô hoặc phân
phối đi nơi khác .
Trực thuộc Rạch Giá là quận Hà-Tiên nơi lập nghiệp của Mạc-Cửu ( cùng với Trần-Thắng-Tài
, Dương-Ngạn-Địch đều là tôi thần của triều Minh không phục nhà Thanh chạy sang
nước ta giúp chúa Nguyễn khai phá vùng Biên-Hoà , Mỹ-Tho và vùng Hậu-Giang từ
thế kỷ thứ 17 )
Địa danh mang tên là Hà Tiên vì tương truyền rằng khi xưa có tiên hiện xuống nơi sông Giang Thành .
H.T có mũi Nai , sông Giang Thành , Đông-Hồ và thật nhiều thắng cảnh , đặc biệt H.T có cây dừa độc đáo vì có đến 3 ngọn ( cây dừa này ngày nay đã chết nhưng nay có một cây khác có đến 4 ngọn ) .
Địa danh mang tên là Hà Tiên vì tương truyền rằng khi xưa có tiên hiện xuống nơi sông Giang Thành .
H.T có mũi Nai , sông Giang Thành , Đông-Hồ và thật nhiều thắng cảnh , đặc biệt H.T có cây dừa độc đáo vì có đến 3 ngọn ( cây dừa này ngày nay đã chết nhưng nay có một cây khác có đến 4 ngọn ) .
Năm 1714 , vì không đủ sức chống trả
sự quấy nhiểu của Xiêm La , Mạc Cửu
xin thần phục chúa Nguyễn .
Năm 1755 , Mạc Cửu dâng toàn bộ đất đai
khai thác được trong đó có Hà Tiên cho Chúa Nguyễn và được phong là Đô
Đốc và cho cai quản vùng đất
này .
Hà-Tiên
cho đến năm 1772 là một thương cảng quan trọng bậc nhất Đông-Nam-Á , tiếc thay
sau khi bị quân Xiêm của tướng Trần-Liên ( gốc Triều Châu ) tàn phá đã phải tàn
lụn không khôi phục lại được .
hòn Phụ Tử
Ngoài khơi và cũng trực thuộc Rạch Giá là đảo
Phú-Quốc , một địa danh thật xứng với tên gọi . PhúQuốc có di tích lịch sử thời
Gia-Long tẩu quốc như bếp Gia-Long và đặc
biệt là giếng Gia-Long cùng độ cao và cách biển hơn 1 mét nhưng luôn có nước ngọt
phun lên ( tương truyền rằng khi chạy trốn quân Tây-Sơn đến đây thì quá khát nước
, Nguyễn-Ánh dậm chân than , vì có chơn mạng Đế Vương nên nước từ lòng đất phun
lên , do đó có tên này ) .
P.Q là nơi cung cấp cho toàn quốc hồ tiêu ,
khô mực và nước mắm ngon bậc nhất.
................................................................................................................................................
Quê
hương tôi còn có biết bao nơi xinh lịch
khác , từ vùng cao nguyên với Đà-Lạt nên
thơ , quanh năm mát mẻ ; Pleiku , Kontum , Buôn-Mê-Thuộc xứ của cà phê ,
đến Tây-Ninh với núi Bà-Đen
hùng vĩ, Long-Khánh với những rừng cao su bát ngát . Rồi Bình-Dương
với những vườn sầu riêng , măng cụt và Biên-Hoà thành phố kỹ nghệ nhưng
không thiếu
những vườn bưởi ngọt lịm , sai oằn ..v.v..
Quê hương tôi đó , mỗi nơi một vẻ , đều đẹp như những bức tranh thuỷ mạc và tôi nghĩ là không một ngòi bút nào dù sắc
sảo nhất có khả năng lột tả được hết , nhưng như nhà văn Duyên-Anh từng nói ‘’
mỗi tấc đất của quê hương đều được tạo dựng bằng mồ hôi, nước mắt và máu của
người Việt ‘’ và để chống trả với quân thù , bảo vệ những phần đất thân yêu đó
đặc biệt là trong cuộc chiến vừa qua ,
người dân và nhất là người lính miền Nam đã phải góp xương máu không ít .
Là người Việt tự do , dù ở trong hay ngoài
nước , chắc chắn chúng ta không ai có thể thờ ơ không biết điều đó và dỉ nhiên
chỉ với những hành động cụ thể ‘’đùm bọc , tương trợ nhau theo truyền thống cao
đẹp của dân tộc và cố gắng làm rạng danh người Việt ở xứ người ‘’ta mới mong
đáp đền được phần nào về sự hy sinh vô giá này .
PARIS , Đông Mậu
Dần
TKD
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire