Ai xa quê hương , chắc cũng đều ít nhiều mang niềm luyến nhớ .
Bản
thân tôi , dù xa xứ đã hơn hai mươi năm , nhưng những kỷ niệm và hình ảnh thân
yêu của quê nhà vẫn luôn khắc ghi trong tâm khảm .
Tôi sinh ra ở CÁI-Bè , Tỉnh Định-Tường (
nay là tỉnh Tiền-Giang ) .
Cái-Bè , một cái tên thật đơn sơ , có từ
thủa những người miền Trung đầu tiên
lánh nạn binh đao Trịnh - Nguyễn phân tranh và nạn đói do thiên tai , bảo lụt
gây nên ; di cư đến lập nghiệp. Họ
nuôi cá trong những cái bè và mô hình này ngày càng phát triển , những cái
bè xuất hiện ngày càng nhiều và người
dân nơi đây từ đó đẵ lấy chữ Cái-Bè để đặt tên cho vùng đất mới này .
Cái-Bè nổi tiếng cả nước về cam :
-
cam sành : vỏ sần , trái to , rất ngọt … , thường được ví von qua câu
cam
sành lột vỏ còn the
thấy em còn nhỏ anh ve để dành
- cam mật : vỏ mỏng , láng , nhiều
nước , vị ngọt thanh .
Cam mật
cam sành
quít
đường
Cam Cái-Bè đã nổi tiếng từ lâu , nhưng ngày
càng được người trong nước biết đến nhiều hơn có lẻ nhờ cuộc đấu xảo nông nghiệp tổ chức tại
Mỹ-Tho năm 1957.Thời đó , báo chí và đài phát thanh không ngớt lời ca tụng
về : cam Cái-Bè , bưởi Biên-Hoà , Quít Sa – Đéc , vú sữa
Cần-Thơ , mảng cầu Gò –Công , mận Trung-Lương , dừa Bến-Tre , khóm Bến-Lức ,
măng cục +sầu riêng Thủ-Dầu-Một …v.v….
Phải nói , đây là một điểm son của nền Đệ Nhất Cộng-Hoà ‘’ đã đề cao và thúc đẩy sự phát
triển nền nông nghiệp của nước ta ‘’ .
Thời này , ngoài việc phổ biến việc trồng giống lúa thần nông cho năng
xuất cao , còn lập những khu trù mật Cái-Sắn,
Vị-Thanh , Hoả-Lựu …và khuyến khích việc trồng cây ăn trái như phong trào trồng
xoài cát Hoà Lộc , trồng khóm ở Chương-Thiện …v.v…
.
Hậu quả tất nhiên là cho đến 1965 , mức thu
nhập bình quân của người miền Nam hơn hẳn người Đài-Loan và người Đại-Hàn .
Trở lại giống cam ở nước ta , tuy ngon ngọt
, nhưng cũng có nhiều điểm yếu như hạt nhiều , vỏ cứng khó lột , phần ngăn cách
giữa 2 múi dai ….Trong khi nước ta có nhà Bác Vật Lương-Định-Của thật tài ba ,
Ông rất nổi tiếng ở Nhật-Bản qua công trình chuyển gène để loại hạt trong trái cây . Tiếc thay , khi
về nước Ông đã phục vụ cho VC một chế độ không biết trọng dụng nhân tài , nên
tài của Ông bị mai một và cam của
Việt-Nam cũng mất đi cơ hội để sánh vai cùng giống cam nổi tiếng của
Tây-Ban-Nha trên thương trường quốc tế .
Ốc
gạo
Ngoài cam , Cái-Bè còn có một đặc sản nổi
tiếng khác , đó là ốc gạo .
Theo những người sành điệu thì khoảng đầu
tháng 5 âm lịch là thời điểm mà con ốc gạo mập nhất . Ốc mua về , để khát một
buổi , sau đó thả ốc trong nước vo gạo , ốc sẽ nhả sạch hết đất cát , xong đem
luộc với lá sả . Ốc chín , dùng gai bưởi hoặc kim tây lể ra thịt vàng lườm .
Nước chấm thích hợp nhất dùng ăn ốc gạo là nước mắm chanh , tỏi , ớt .Thịt ốc gạo luộc , có thể làm món gỏi
cuốn ; món bún , ốc , rau thơm hoặc đơn giản nhất là ốc lể xong chấm với
nước mắm chanh , nhưng hấp dẩn nhất phải kể là món gỏi bưởi , dừa rám nạo , ốc
gạo , rau thơm …ăn sẽ quên thôi .
Chợ nổi
Ngoài 2 đặc sản cam và ốc , nghe nói ở
Cái-Bè ngày nay còn có một khu vực chợ nổi nằm trên một đoạn sông Tiền
giáp 3 tỉnh Vĩnh-Long , Bến-Tre ,
Tiền-Giang . Chợ có phương pháp tiếp thị rất độc đáo nên lúc nào cũng nhộn nhịp
, ngoài việc bán buôn hàng hoá , hình thức văn hoá đặc trưng của vùng sông nước này cũng đã thu hút không ít du khách đến
thăm viếng.
Xong Tiểu Học , tôi tiếp tục bậc Trung Học
ở Mỹ-Tho .
Mỹ-Tho là tiếng đọc trại của chữ M’Tho của
người Khmer , có nghĩa là ‘’ người con gái đẹp ‘’ , chắc có lẻ vì thế mà
những ai thuộc phái nữ xuất thân từ Mỹ-Tho hay vùng lân cận đều là giai nhân
(điển hình là bà Phạm-Thị-Hằng tức bà Từ Dũ - vợ của vua Thiệu-Trị và bà
Nguyễn Hữu Thị Lan tức Nam Phương Hoàng Hậu vợ của vua Bảo Đại ….) .
người đẹp Mỹ Tho
Mỹ-Tho là một thành phố nằm bên bờ sông Tiền , được thành lập khoảng
thế kỷ 17 trên bước đường Nam tiến của người Việt từ miền Bắc và miền
Trung .
Đến năm 1679 , Mỹ-Tho lại tiếp nhận thêm
đoàn người do Lảnh Binh Dương-Ngạn-Địch chỉ huy . Họ là những công thần của nhà
Minh không đầu phục nhà Mản Thanh , bỏ xứ Trung-Hoa , chạy sang V.N và được
chúa Nguyễn-Phúc-Chu cho phép đến vùng Mỹ-Tho lập nghiệp .
Đến cuối thế kỷ thứ 17 , Mỹ-Tho trở thành trung tâm kinh tế lớn nhất của miền
Tây Nam bộ , thương thuyền của nhiều nước đẵ đến đây buôn bán , trao đổi hàng
hoá .Thời này Mỹ-Tho còn có tên là Mỹ-Tho
Đại Phố , nhưng đến năm 1785 , trước trận chiến Rạch Gầm
giữa quân Xiêm và quân Tây Sơn ,Mỹ-Tho bị tàn phá nặng nề , dân chúng mà đa số
là người Hoa đã bỏ chạy về Chợ Lớn …từ đó Mỹ-Tho Đại Phố không còn nửa .
Ngày nay , sau hơn 2 thế kỷ , Mỹ-Tho đã trở
thành một trong những thành phố đẹp nhất
của miền Nam .
Hàng năm , số lượng du khách trong và ngoài
nước đến viếng Mỹ-Tho ngày càng đông , do Mỹ-Tho có rất nhiều thắng tích
như :
- Di tích
lịch sử Rạch Gầm- Xoài Mút : đây là di tích lịch sử thuộc xã Kim Sơn huyện Châu
Thành , nơi vua Quang Trung Nguyễn Huệ đánh tan tành 2 vạn quân Xiêm và 300 chiến thuyền
của 2 tướng Chiêu Tăng , Chiêu Sương ; do Nguyễn Ánh cầu viện sang
giúp . Phải nói , ngoài những trận thuỷ chiến đánh tan lũ giặc Tàu trên sông Bạch Đằng hồi
thế kỷ thứ 10 và 13 , thì đây là
trận thuỷ chiến lẫy
lừng nhất , đã dạy cho giặc Xiêm một bài học để đời , từ đó không còn dám
xâm lăng nước ta nửa .
Chùa Vĩnh Tràng
- Chùa Vĩnh Tràng : là ngôi chùa lớn nhất và đẹp nhất của tỉnh Định Tường ( có lẻ là đẹp nhất miền Nam ) . Chùa nằm bên bờ sông Bảo Định ( nhánh của sông Tiền ), thuộc xã Mỹ Phong , thành phố Mỹ Tho .Chùa nổi tiếng nhờ lối kiến trúc độc đáo mang nét trang nghiêm , cổ kính và thanh thoát nhờ sự kết hợp hài hoà hai phong cách kiến trúc Á – Âu . Chùa Vĩnh Tràng được xây cất từ đầu thế kỷ 19 , do ông Tri Huyện Bùi Công Đạt xây để tu dưỡng lúc cuối đời . Ban đầu , chùa chỉ là một cái am nhỏ , sau khi ông mất , đến năm 1849 Hoà Thượng trụ trì Thích Huệ Đăng vận động dân xây thành chùa lớn và đặt tên là Vĩnh Tràng . Chùa bị hư hại nặng thời Pháp đánh chiếm Định Tường và sau cơn bảo lớn năm 1904 , nhưng sau nhiều lần được trùng tu , đến nay chùa Vĩnh Tràng được xem là di tích lịch sử văn hoá quốc gia với nghệ thuật thuật chạm trổ và điêu khắc đạt đến đỉnh cao .
Ngoài hai di tích trên , Mỹ Tho cũng còn có
thật nhiều nơi đáng viếng khác như :
- Chùa Linh
Thứu ( tức chùa Long Tuyền ) ở xã
Thạnh Phú , huyện Châu Thành , gần chợ Xoài Hột . Đây là nơi mà chúa Nguyễn Ánh đã ẩn
trốn để tránh sự truy đuổi của quân Tây Sơn .
Trung học Nguyễn Đình Chiểu
Cụ Đồ Chiểu
- Trường Trung Học Nguyễn-Đình-Chiểu : là
một trong những ngôi trường kỳ cựu nhất của miền Nam , đến nay đã 129 tuổi
. Trường mang tên
của một nhà nho khí khái , nhiệt tình yêu nước , được tất cả người Việt
thương mến và ngay cả giặc Pháp cũng phải kính phục . Trường NĐC thật nổi
tiếng , không chỉ ở bề thế to lớn , khang trang mà còn ở lảnh vực đã đào
tạo và cống hiến cho đất nước vô số nhân tài từ bậc Lảnh Đạo quốc gia đến
hàng Bộ Trưởng , Nghị Sĩ , Dân Biểu , Tướng Lảnh , Chuyên Viên Cao Cấp của mọi ngành nghề. Rồi do thăng trầm
của lịch sử , ngày nay có vô số người con ưu tú cũng xuất thân từ ngôi
trường thân yêu đó phải sống rải rác khắp nơi trên thế giới .
Ngoài ra , nếu đã đến Mỹ-Tho mà không biết
qua công viên Dân Chủ , vườn hoa Lạc Hồng , vườn mận Trung Lương , trại rắn Đồng Tâm
…v.v . cũng như không thưởng thức món hủ tiếu Mỹ-Tho , thì quả là
một điều đáng tiếc .
Đây mới chỉ là đôi chút hồi ức về Mỹ-Tho .
Rộng ra trong địa hạt toàn tỉnh , Định
Tường còn cống hiến cho ta vô số điều
đáng hảnh diện : như gương yêu nước của 2 ông Trương Định và
Nguyễn-Hữu-Huân .
Thủ Khoa Huân
- Ông Trương Định sinh năm1820 ở huyện Sơn Tịnh , tỉnh Quảng
Ngải . Cha ông giữ chức Lảnh Binh tỉnh Gia Định . Thời vua Thiệu Trị , năm
1844 Ông theo cha vào Nam và lập
gia đình ở Tân Hoà – Gò Công . Ông chiêu mộ dân nghèo lập đồn điền Gia
Thuận và được triều đình phong chức Quản Cơ . Tháng 2/1859 , giặc Pháp chiếm
thành Gia Định , Ông đưa thuộc hạ gia nhập quân triều đình . Ông là người
thông binh thư , giỏi võ
nghệ , luôn đi tiên phong đánh giặc
. Một trong những chiến công nổi tiếng của Ông là phục kích giết
chết tên Đại úy Barbès . Sau khi Chí Hoà thất thủ , Ông
đưa 6000 quân về Tân Hoà , tổ chức tấn công chiếm lại Gò Công . Đến khi 3
tỉnh miền Đông bị giao cho Pháp ( hoà ước Nhâm Tuất ngày 5/6/1862 ) triều đình ra lệnh cho
Ông bải binh và đi nhậm chức Lảnh Binh tỉnh An Giang . Theo yêu cầu của
dân và quân , Ông cưỡng
lệnh triều đình , tiếp tục ở lại lảnh đạo lực lượng kháng chiến chống giặc
Pháp và được tôn xưng là Bình Tây Đại Nguyên Soái . Ông tổ chức tập kích pháo hạm Alarme ,
bẻ gảy cuộc tấn công quy mô của quân Pháp vào Gò Công , gây cho giặc nhiều
phen thất điên bát đảo . Năm Ông
tròn 44 tuổi , vì sự phản bội của tên Huỳnh Công Tấn , để khỏi rơi vào tay
giặc Ông dùng gươm tự sát , bảo toàn thanh danh , khí tiết anh hùng . Ngày
nay , di tích lăng và đền thờ Ông Trương Định toạ lạc ở nội ô thị xã Gò
Công và hằng năm người dân Gò Công
lấy ngày tuẩn tiết của Ông ( 19-20/8 DL) để tổ chức trọng thể lễ giổ kỹ
niệm .
- Ông
Nguyễn-Hữu-Huân : sinh
năm 1830 tại xã Mỹ Tịnh , huyện Chợ Gạo , tỉnh Định Tường . Ông rất thông
minh và học giỏi . Năm 22 tuổi , Ông đổ thủ khoa kỳ thi Hương ở Gia Định ,
dưới triều Tự Đức , do đó được xưng tụng là Thủ Khoa Huân . Sau đó Ông
được cử làm Giáo Thọ (Đốc Học ) tại Định Tường . Khi quân Pháp xâm lược V.N , Ông từ
quan , liên kết với các người yêu nước , chiêu mộ binh và gia nhập vào nghĩa quân của Ông
Trương Định để chống giặc . Khi Ông Trương Định tuẩn tiết , Ông kéo quân
về An Giang hoạt động với Ông Võ Duy Dương ;nhưng triều đình Huế vì
khiếp nhược đã bắt Ông nộp cho quân Pháp . Pháp đày Ông sang Nam Mỹ . Năm 1874, được thả về , Ông lại tiếp
tục chống Pháp ở Mỹ Tho . Ngày 18 tháng
5 năm 1875 giặc Pháp bắt được và đem xử chém Ông ở xã Tịnh Hà . Trước khi
bị giết Ông vẫn hiên ngang , nêu cao khí phách anh hùng ( bài thơ mang
gông của Ông làm trước khi chết ngày nay vẫn còn truyền tụng ) . Tượng
đài của Ông được xây bên bờ rạch Bảo Định , nhưng đền thờ của Ông thì ở xã Tịnh An , Chợ
Gạo .
Võ
Duy Dương
Về anh hùng , hào kiệt thời kháng Pháp thì
Định Tường còn có Phủ Cậu ( không rõ tên ) hoạt động ở Thuộc Nhiêu , Nhị
Quý , Cái Bè ; Phan Tôn , Phan Liêm ( con Ông Phan Thanh Giản ) hoạt
động ở Bến Tre và Mỹ Tho ; Thân Văn Nhiếp hoạt động ở Cai Lậy , Mỹ Tho ,
Bến Tre ; Trương Huệ ( con Ông Trương Định ) khởi nghĩa ở Cai Lậy ;
Huỳnh Khắc Hơn hoạt động ở Mỹ Tho , Biên Hoà ; Đặng Văn Lượng hoạt động ở
Mỹ Tho , Bến Tre ; Trương Văn Hoàng khởi nghĩa ở Cai Lậy ;
Ông Âu Dương Lân đền nợ nước ở bờ sông Mỹ Tho …..v . v ,
nhưng kiệt hiệt và gây cho giặc Pháp nhiều điêu đứng nhất phải kể đến là cuộc khởi nghĩa của Thiên Hộ Dương ( Võ Duy Dương hay Nguyễn Duy Dương ) ở vùng Đồng tháp ( thời Nam Kỳ Lục Tỉnh , Đồng Tháp thuộc tỉnh Định Tường . Trước kia Đồng Tháp là một cái vịnh to , dần dần được phù sa của sông Cửu Long bồi đắp nhưng trung tâm vẫn còn là một lòng chảo, nước đọng quanh năm . Giữa Đồng có một ngôi tháp sừng sững được xây toàn bằng những tảng đá xanh lớn , kiến trúc thật công phu theo kiểu Đế Thiên, Đế Thích . Điểm đặc biệt là chung quanh vùng không hề có ngọn núi nào để cung cấp đá làm vật liệu xây cất . Đây là công trình kiến trúc của vua Phù Nam Gunavarman để thờ Thần Vishnou . Theo nhà khảo cổ Parmentier (1931 ) giải những chữ ghi trên bia đá thì đó là ngôi tháp thứ 10 trong số 10 cái tháp của xứ Thuỷ Chân Lạp ngày xưa và cũng vì thế mà có tên Đồng Tháp Mười .
nhưng kiệt hiệt và gây cho giặc Pháp nhiều điêu đứng nhất phải kể đến là cuộc khởi nghĩa của Thiên Hộ Dương ( Võ Duy Dương hay Nguyễn Duy Dương ) ở vùng Đồng tháp ( thời Nam Kỳ Lục Tỉnh , Đồng Tháp thuộc tỉnh Định Tường . Trước kia Đồng Tháp là một cái vịnh to , dần dần được phù sa của sông Cửu Long bồi đắp nhưng trung tâm vẫn còn là một lòng chảo, nước đọng quanh năm . Giữa Đồng có một ngôi tháp sừng sững được xây toàn bằng những tảng đá xanh lớn , kiến trúc thật công phu theo kiểu Đế Thiên, Đế Thích . Điểm đặc biệt là chung quanh vùng không hề có ngọn núi nào để cung cấp đá làm vật liệu xây cất . Đây là công trình kiến trúc của vua Phù Nam Gunavarman để thờ Thần Vishnou . Theo nhà khảo cổ Parmentier (1931 ) giải những chữ ghi trên bia đá thì đó là ngôi tháp thứ 10 trong số 10 cái tháp của xứ Thuỷ Chân Lạp ngày xưa và cũng vì thế mà có tên Đồng Tháp Mười .
Do địa hình hiểm trở , lại được nhiều người
tài giỏi giúp sức nên Thiên Hộ Dương và lực lượng nghĩa quân đã bao phen gây
cho địch phải thất điên bát đảo . Sau 3 năm ròng rả , với chiến cụ tối tân
, lực lượng thuỷ bộ hùng hậu , tấn công từ 3 ngả :Cao Lảnh ,Mộc Hoá ,
Cái Bè , tổn hao không ít về người và
của , vẫn không dẹp nổi chiến khu Đồng
Tháp , cuối cùng giặc Pháp phải dùng đến
phương cách chiêu dụ 2 thuộc tướng của Thiên Hộ Dương , làm phân hoá lực lượng
kháng chiến , rồi mở cuộc tổng tấn công mới phá vở được mặt trận Đồng
Tháp .
Ngoài những anh hùng kháng Pháp , dưới
triều Nguyễn , Định Tường cũng có một số nhân vật khá nổi danh như : Đổ
Thanh Nhân , thủ lảnh của đạo quân Đông Sơn , là một trong Gia Định Tam Hùng (Đ
T N , Võ Tánh , Châu Văn Tiếp hoặc Trịnh Hoài Đức ) Ông mộ quân giúp chúa
Nguyễn Ánh dựng nghiệp nhưng sau bị nghi định tạo phản nên bị giết ; Hồ
Văn Lân , chức Bảo Hộ Chân Lạp , được dân Chân Lạp rất mến phục ; Lê Văn
Quân , bạn của Nguyễn Huỳnh Đức , Ông nổi tiếng ngang tài với Võ Tánh , sau vì sự đố kỵ của
V T không ứng binh tiếp viện , Ông thất
trận và tự sát ở Phan Rang ; Lê Văn Thuỵ , năm 1834 nhân quân Xiêm xâm lấn
bờ cỏi nước ta , Ông đánh 1 trận oanh liệt , bắt sống tướng Xiêm , được phong
chức Chưởng Cơ ; Nguyễn Văn Lạc ( Học Lạc ) danh sĩ Mỹ Tho ;Mai Văn
Ngọc , là bạn đồng tâm , đồng chí của Nguyễn An Ninh , Ông nổi tiếng Bắc – Nam
về Hán học , được bà Sương Nguyệt Anh ( con cụ Nguyễn Đình Chiểu ) gả cho cô
con gái duy nhất , Ông còn tự học thật giỏi tiếng Pháp , sự nghiệp cách
mạng của Nguyễn An Ninh và Phan Văn Hùm
( rể của Ông ) là do ảnh hưởng tinh thần cao khuất của Ông .
Tả Quân Lê Văn Duyệt
Ngoài ra , Định Tường
còn có một nhân vật lịch sử khác vô cùng đặc biệt đó là Tả Quân Lê Văn Duyệt
. Nội Ông người Chương Nghĩa , Quảng
Ngải , thời Trịnh-Nguyễn phân tranh , chạy vào Nam lánh nạn , lập nghiệp ở làng
Hoà Khánh , Định Tường . Ông LVD có tướng ngũ đoản , thông minh , đỉnh
ngộ , thích võ hơn văn , theo phò chúa Nguyễn Ánh lập được nhiều công trạng .
Năm 1812 , được vua Gia Long phong làm Tổng Trấn Gia Định ( chức vụ như Phó
Vương ) .
Ông giúp vua Chân Lạp Nặc Ông Chân đánh
đuổi quân Xiêm và bảo hộ Chân Lạp.
Thời bấy giờ , Xiêm hay quấy nhiểu Chân Lạp
do VN bảo hộ , do đó Ông lập chương trình chinh phục Xiêm bằng 2 mặt :
-
đường bộ : từ Chân Lạp đánh sang .
-
đường thuỷ : cho đào kinh Vĩnh Tế nối Châu Đốc – Hà Tiên ,
để từ đó tấn công bằng ngả vịnh Phú Quốc
.
Chiến
lược và chiến thuật của Ông rất tinh tế
, nhưng kinh Vĩnh Tế vừa đào xong thì vua Gia Long mất .Minh Mạng lên ngôi .
Minh Mạng vốn ghét Ông LVD vì Ông đã đề nghị vua Gia Long lập Hoàng Tử Đán (
con Hoàng Tử Cảnh ) lên ngôi thay vì Hoàng Tử Đảm ( vua Minh Mạng ) . Do đó vua
Minh Mạng không đồng ý về việc đánh Xiêm của Ông . Năm 1832 , Ông Lê Văn Duyệt mất ( 69 tuổi )
, vua Minh Mạng ra tay trả thù , nên đã xảy ra loạn Lê Văn Khôi ( con nuôi Ông
LVD ) . Mải đến năm 1848 , vua Tự Đức mới giải oan và cho xây lăng Ông Lê Văn
Duyệt ở Bà Chiểu , Gia Định .
Ngoài những căn cứ kháng chiến chống giặc
Pháp và cống hiến những anh hùng làm rạng rở lịch sử dân tộc , trên lảnh vực
kinh tế Định Tường còn là một trong những tỉnh trù phú nhất miền Nam , là mạch
máu nối Sài Gòn với các tỉnh miền Đông và miền Tây .
Thời Nam Kỳ Lục Tỉnh , Định Tường rất rộng
lớn : bắc giáp Campuchea , nam
giáp
Vĩnh Long và biển , đông giáp Gia Định – Biên Hoà , tây là vùng Hậu Giang , 2
tỉnh An Giang- Hà Tiên .
Khi Pháp chiếm Nam Kỳ , cắt 6 tỉnh ra thành
20 tỉnh nhỏ , địa giới của ĐT cũng đổi : tây-bắc giáp Kiến Tường
( Mộc Hoá củ ), đông-bắc giáp Long An , Đông là Gò Công , tây là Kiến Phong (
Cao lảnh củ ), nam là Vĩnh Long , đông-nam là Kiến Hoà.
Nhờ có sông Tiền và 8 phụ lưu :
- Rạch Cái Thia
với 2 chi lưu : rạch Cái Cối 12km , rạch Mỹ Thiện 12km .
- Rạch Trà Lốt
18km chảy ngang Tổng Phong Hoà – Cái Bè .
- Rạch Cái Bè,
nhánh Đông chảy qua Tổng Lợi Thuận , nhánh Tây chảy qua Tổng Phong Hoà . 2
nhánh gặp nhau tại chợ Cái Bè – làng Đông Hoà Hiệp .
- Rạch Ba Rài
22km , chảy qua Cái Bè và Cai Lậy .
- Rạch Trà Tân
chảy qua Cai Lậy .
- Rạch Gầm
11km ở Long Định (đây là con sông
lịch sử , nơi mà vị anh hùng Nguyễn Huệ đã dạy cho người Xiêm một bài học
để đời , từ đó không còn dám dòm ngó đến nước VN nửa . Cần nhắc lại là
trước đây người Xiêm đã nhiều lần xâm lăng và cướp phá lảnh thổ ta
như : thời Mạc Thiên Tứ ( con Mạc Cửu ) ,quân Xiêm do tướng Trần Liên
chỉ huy đã đốt và giết sạch dân VN ở thành Hà Tiên ( thời này Hà Tiên là
thương cảng bậc nhất của Đông Nam Á) . Thời Xiêm bảo hộ Chân Lạp , nhiều
lần đã xua quân sang đánh An Giang , Hà Tiên và trước trận thuỷ chiến Rạch Gầm có lần
quân Xiêm đã tàn phá thành phố Mỹ Tho ….) .
- Rạch Bảo Định
( thời Pháp thuộc có tên là aroyo de
la Poste ) là thuỷ trình vô cùng quan trọng nối 2 sông Vàm Cỏ với
sông Tiền .
- Rạch Kỳ Hôn
chảy qua quận Chợ Gạo .
Bưởi
mận
na
sơ ri
Dừa
nhãn
ổi
vú sữa
xoài cát
me
Chính nhờ hệ thống sông ngòi chằn chịt như mạng nhện này mang phù sa bồi
đắp mà đất đai của tỉnh Định Tường thật màu mỡ , do đó ta không lạ là trong số
các loại trái cây ở miền Nam , Định Tường đã vô cùng nổi tiếng với cam Cái Bè ,
mận Trung Lương , Xơ ri , mảng cầu Gò Công , ổi xá lị ,xoài cát Mỹ Thuận , nhãn
Nhị Quý , vú sửa lò rèn Vĩnh Kim ( trước đây nhà thơ Kiên Giang Hà Huy Hà đã
làm thơ hết lời ca tụng vú sữa Cần Thơ , nhưng từ khi được cùng phái đoàn văn
nghệ sĩ về viếng Vĩnh Kim ‘’ quê hương của Ông Tiến Sĩ Phan Hiển Đạo và Quái
Kiệt Trần Văn Trạch ‘’ và được thưởng thức qua vú sữa Lò Rèn , thì Ông nhận
xét rằng loại vú sữa này ngon hơn vú sửa Cần Thơ nhiều ) .
Nhân đề cập về đặc sản
của Định Tường , có một bài thơ hay hay ( không rỏ tác giả ) đã ca tụng ổi xá
lị Mỹ - Hưng ( Hưng Thuận và Mỹ Thuận
thuộc An Hữu ) , xin được ghi ra đây :
ổi xá lị
Hò
lơ …..ai về chợ Mỹ quê em
Mua
ổi xá lị để mừng bà con
ổi
này hương vị rất ngon
anh
ơi , ăn thử mỏi mòn đợi ai
chúng
mình chỉ mới gặp nhau
tặng
anh trái ổi ngọt ngào tình thương
rồi
khi mòn mỏi bụi đường
nhớ
ổi xá lị tình thương mặn mà
hò
lơ … hò là hò lơ …ơ…ơ…ơ
Khi
nào anh thấy nhớ ai
Xin
về chợ Mỹ đường dài dễ đi
Mỹ
Hưng anh xuống tức thì
Có
em chờ đợi mong người tình quê
vườn
xoài , vườn ổi sum sê
mặc
tình anh ‘’hái ‘’ anh đòi … em cho .
Kể về Định Tường quê tôi
, có lẻ một cuốn sách dày cũng chưa đủ , nhưng với những gì mà quê tôi đã hiến
dâng cho đất nước , tôi thật tự hào và hảnh diện . Hình ảnh của vùng đất đai trù phú , dân cư
hiền hoà , nơi tôi đã sống trọn tuổi ấu
thơ và thanh niên với vô vàn kỷ niệm, mải mải khắc ghi trong tim tôi .
Paris , hè 2008
TKD
TKD
**
Cạnh nhà tôi có một cái ao , thỉnh thoảng một đàn cá chày nổi lên bơi lượn sát mặt nước . Nhìn những con cá với những chiếc đuôi , kỳ , vi... màu đỏ cam thật đẹp , tôi rất thích, muốn có để thả trong chậu chơi .
Rồi nghe ai đó nói ‘’ cá chày thích ăn hột cam , hột quít ‘’ , tuổi thơ không phân biệt được thật , hư , tôi liền đi sắm 1 cái cần câu . Tôi chặt 1 cành tre , róc mắt, lá làm cần ; lấy chỉ may của mẹ tôi , nhập lại làm nhợ ; rút cọng kim loại trong quyển tập ( agrafe ) làm lưỡi câu . Thế là cái cần câu ngộ nghỉnh thành hình , tôi lấy 1 hạt quít lột bỏ phần vỏ cứng , móc vào lưỡi câu và đem ném xuống ao . Có lẻ tưởng con côn trùng nào đó rơi , 1 con cá chày ngoi lên đớp lấy hạt và lôi đi . Tôi giật mạnh cần , con cá không dính ở lưỡi câu nhưng văng lên bờ giãy đành đạch .Mừng quýnh , tôi quăng cần , chạy đến bắt con cá đem thả vào chậu . Con cá không ngớt quẩy đuôi , thỉnh thoảng hút đầu vào thành chậu tìm lối thoát , lát sau đuối sức rồi chết , tôi tiếc hùi-hụi .
Hôm đó , mẹ tôi nấu canh chua cá lóc , khóm , bạc hà .... , tôi gởi ké con cá chày , nồi canh chua mẹ tôi nấu ngon tuyệt , nhưng ngon nhất có lẻ là con cá chày do chính tay tôi câu .
Cá chày
Ra quân lần đầu tiên , kết quả khả quan , tôi bắt đầu thích câu cá từ đó .
Cũng năm đó , tôi lên ban đỏ , Mẹ tôi vốn luôn vất vả vì sinh kế để nuôi Nội tôi và 2 chị- em tôi ,nay phải thêm nhiều âu lo , nhưng bà càng cưng chiều tôi : ngoài những cục đường phèn , những chiếc kẹo đèn cầy để dổ tôi uống những chén thuốc bắc đắng nghét ; sau những buổi chợ mẹ tôi còn quà cho tôi khi thì khúc mía tây , mía thanh diệu ,khi thì chùm trái vải, chùm gương sen hay Cũ co , cũ ấu... , nhưng thích thú nhất là Mẹ tôi sắm cho tôi chiếc cần câu thật đẹp với lưỡi câu mua ở tiệm và được tóm bằng sợi nhợ nylon .
Khi tôi sắp hết bệnh , mẹ tôi cho phép tôi được đi câu ở nhà 1 người quen . Người quen đây là gia đình bác Ba . Vài năm trước , vợ- chồng Bác Ba không rõ từ đâu đến xin tá túc nhà tôi . Nội tôi thương tình cho phép cất 1 căn nhà sàn trên đất gia đình tôi và cho 1 mảnh đất nhỏ để trồng trọt . Bác Ba trai là lính Lê Dương giải ngủ , Bác qua đời sau đó vài năm . Bác Ba gái làm bánh tằm , bánh khoai mì , bánh xếp ... để độ nhật và nuôi cô con gái nuôi : chị L , lớn hơn tôi vài tuổi , chị thật đẹp .
cá lòng tong
cá chốt
Từ hiên nhà Bác Ba , khi nước lớn có thể câu cá được , do đó khi được mẹ tôi gởi xuống đây , đợi khi nước lên , tôi rải ít cám để nhử cá , rồi với chiếc cần câu mới toanh mỗi hôm tôi câu được 1,2 chục con cá lòng tong đá , đôi khi còn câu được cá he nghệ nhỏ , nhưng nhìn những con cá với đuôi , kỳ ,vi màu đỏ thật đẹp tôi không nở ăn thịt nên thường đem thả nuôi ở ao nhà . Thỉnh thoảng tôi cũng câu được cá chốt , nhưng ngạnh cá chốt đâm phải thì nhức khủng khiếp , nên mỗi khi dính cá chốt thì hoặcBác Ba hoặc chị L phải gở giùm tôi .
Tôi càng ngày càng mê thích câu cá , do đó suốt tuổi học trò từ tiểu học đến đại học mỗi khi có dịp tôi đều đi câu .
Sau kinh nghiệm với cá lòng tong , tôi câu đến cá bóng . Trong họ hàng cá bóng thì to nhất là bóng tượng , bóng cát , nhưng chúng chỉ sống ngoài sông , rạch nên rất ít khi câu được ; bóng kèo , bóng xệ , bóng trân ... thì ít , chỉ có bóng dừa là nhiều nhất . Cá bóng dừa thích ở nơi cạn , kín đáo như hang , mội , bọng dừa , bọng cau , ống tre , trái dừa sóc ... cá rất háu ăn nên rất dễ câu . Chỉ cần 1,2 giờ câu , tôi đã có thể có được 1 gáo dừa đầy cá bóng . Cá bóng dừa đem xát tro , chà vảy , kho tộ với tiêu , mở , hành ăn với cơm hay cháo đều thật ngon .
cá bóng cát
cá bóng dừa
Cùng cở lưỡi câu câu cá bóng là cá rô , do đó những khi có ít cá bóng hoặc nước lớn tôi ra ngoài ruộng để câu thêm cá rô . Trừ cá rô hạt mít ( cở ngón tay ) háu ăn , dễ câu còn cá rô lớn rất nhát nhất là những nơi nước phèn trong , nên câu cá rô thuận lợi nhất là sau cơn mưa nước trở nên đục , tầm thấy của cá kém đi . Cá rô dễ câu mùa mạ lúa vừa cấy , cá lên ăn cào cào , châu chấu bám cây lúa . Cá rô ăn mồi trùn , tép ương , cào cào , châu chấu nhỏ nhưng thích nhất là nhọng ong con hoặc trứng kiến vàng .
cá rô
Một trong loại cá đồng có thịt ngon nhất là cá lóc . Cá lóc có thể làm mắm , xẻ khô , hấp , đúc lò , nấu canh chua ... nhưng hấp dẩn nhất có lẻ là món cá lóc bọc đất sét nướng lửa rơm , sau đó bóc vảy , phết bơ hay thoa mở hành nướng lại , ăn với bánh tráng , rau sống , khế , chuối chát , mắm nêm ... thì tuyệt cú mèo .
cá lóc
cá lóc nướng
Tôi chưa từng câu cá lóc bằng cách câu rê ( vì hơi phức tạp ), cũng chưa bao giờ câu theo lối câu cắm ( vì mẹ tôi không cho phép đi đêm , có lẻ bà sợ tôi bị ma con gái bắt ). Cá lóc thích ở những nơi rậm rạp , ưa lên nơi cạn để nghỉ hoặc săn mồi , do đó chỉ cần móc 1con trùn hoặc 1 khúc ruột gà , ruột vịt vào lưỡi câu đặt ở những nơi đó , lát sau sẽ dính được 1 con cá lóc .
Cá lóc dễ câu và nhiều nhất vào đầu mùa mưa , mùa cá đẻ . Theo dỏi cá dẩn đàn con ( cá lòng ròng còn màu vàng cam ) đi ăn và lợi dụng trời chạng vạng tối , móc vào lưỡi câu 1 con nhái nhỏ hoặc 1 con thằn lằn đem rê rê ngay đàn lòng ròng , để bảo vệ đàn con , cá lóc cha , mẹ sẽ không ngần ngại tấn công con mồi và bị mắc câu .
Năm 70 , tôi có nhiệm vụ tuần tiểu bờ biển Cà-Mau , Rạch-Giá , Hà-Tiên , Phú-Quốc , một lần từ vịnh Rạch-Giá trở ra biển , tôi thấy 1 chiếc ghe máy chở đầy thùng bằng tôn đục lổ . Điều này thật lạ , vì không ai dùng thứ thùng đó để đựng cá biển . Tôi giả bộ không để ý , cho tàu ra khơi nhưng vẫn mở radar . Lúc này trời đã sẩm tối , chiếc ghe ra khỏi vịnh , chạy dọc theo bờ biển , rồi đi vào vùng cấm ( vùng tác xạ tự do ) , ít lâu sau thì đâm thẳng mũi vào bờ . Khoảng mươi phút sau thì trở ra , quay mũi hướng về đường cũ . Tôi cho tàu tăng vận tốc chặn xét . Thì ra là những con buôn liều lĩnh vào vùng cấm để mua cá đem về Rạch-Giá bán lại kiếm lời . Chiếc ghe máy giờ đã khẳm lừ ,những chiếc thùng chứa đầy cá lóc , những con cá đen mun to cở bắp vế . Quê tôi cũng có nhiều cá lóc , nhưng chưa bao giờ tôi thấy to được như thế ( Sau này , xem émission Cousteau tôi còn biết ở vùng Amazone có những con cá lóc thật to nặng hơn 100 kí lô ).
cá trê
Ngoài cá lóc ra , quê tôi cũng có nhiều cá trê . Cá trê trắng thì nhiều hơn , còn cá trê vàng hơi ít , vì lẻ trong mỗi đàn cá trê con , tất cả đều là trê trắng chỉ có vài con là trê vàng . Trê vàng mà đem nướng lửa than , chan thêm mắm gừng , ăn rất ngon miệng .
Cá trê thích mồi hôi thối và rất háu ăn , gặp mồi là nuốt ngay nên tuy dể câu nhưng rất khó gở lưỡi câu .
Hồi tôi làm việc ở Mỹ-Tho , có lần đi kiểm tra chiếc cầu nổi ( ponton )tôi phát hiện 1 ổ cá trê lớn sống dưới gầm cầu . Sau đó , mỗi đêm đợi khi nước ròng sát , tôi đến câu 1 ,2 kí lô cá trê thật dễ dàng . Ít lâu sau , nhân viên tôi biết cũng đến câu , thậm chí còn lén dùng vợt điện để bắt cá . Đàn cá hoảng sợ bỏ đi hết .
Cũng thời làm việc ở Mỹ-Tho tôi còn có dịp câu cá bông lau và câu tôm .
Nếu trước kia , hồi học ở Nguyễn-Đình-Chiểu , tôi chỉ được tháp tùng ông chủ nhà trọ đi câu cá bông lau ở gần cù lao Rồng , thì lần này tôi chủ động câu cho chính tôi .
Cá bông lau sống nơi nước ngọt và nước lợ , thuộc loại ăn tạp : trùn, thịt bò , hotdog , ruột gà - vịt , con dán , ... đều thích . Nhưng những thứ mồi này cá khác cũng thích ăn , còn mồi dán thì hơi nguy hiểm vì trong con dán thường có loại vi trùng hoại huyết và chân con dán cánh có rất nhiều gai dễđâm vào tay khi ta móc mồi . Tôi thì thích câu với mồi cơm cháy . Mồi này thì chỉ có cá bông lau ăn, hơn thế mồi cơm cháy cứng ngâm trong nước sẽ trở nên mềm , khi cá ăn ta giật mạnh mồi sẽ rả ra , lưỡi câu sẽ dể đâm sâu vào miệng cá . Cá bông lau có rất nhiều ở sông Mỹ-Tho , Sông Sài-Gòn ... nhưng nhiều nhất có lẻ là ở sông Bồ-Đề ( Cà-Mau ), ở miệt rừng U-Minh cá ăn cả trái mắm và bị say , nổi lờ đờ trên mặt nước , có thể dùng vợt bắt được dễ-dàng .
Thú vị nhất trong việc câu có lẻ là câu tôm . Ở quê tôi , người ta câu tôm ban đêm , không dùng lưỡi câu mà chỉ xỏ trùn làm 1 khoanh lớn hoặc dùng 1miếng cơm dừa khô làm mồi . Khi tôm đến ăn , thì nâng từ từ cần lên và dùng vợt bắt tôm .
tôm càng
tôm nướng
Khi tôi vừa thuyên chuyển về Mỹ-Tho , hết giờ làm việc tôi thấy thật đông SQ và nhân viên xuống cầu tàu câu , tò mò tôi đến xem , thì ra họ câu tôm bằng cần câu với lưỡi câu . Vài hôm sau tôi nhập cuộc và chẳng bao lâu tôi trở thành vua câu tôm của trại .
Lưỡi câu tôm thì có hình dáng hơi giống chiếc liềm , khi tôm ăn thì phăng nhợ lên và không giật cần như khi câu cá . Tôm rất thích mồi hà ( một loại trùn sống dưới bùn , có nhiều máu và mềm hơn trùn đất ) , Ở sông Mỹ-Tho tôm có nhiều nhất khoảng tháng 10 dl , danh từ chuyên môn gọi là tôm xổ , khi mà nước phèn từ trên thượng nguồn đổ xuống lùa tôm chạy dồn đi tìm nơi ít bị xót mắt . Vào dịp đó , chỉ với 2 cần câu , mỗi cuối tuần tôi có thể câu được vài kí tôm dễ dàng .
Tôm càng sen cái nhiều gạch , nhiều thịt hơn tôm đực , đem nướng lửa than , xé thịt trộn gỏi với ngó sen , rau thơm ... ngon hết xẩy .
lươn
lươn cắt khúc
canh chua lươn
lươn xào lăng
Một trong những loài cá đồng được mọi người ưa chuộng là lươn . Lươn không có kỳ , vi , thịt không có xương nhánh . Lươn chế biến được rất nhiều món ăn như : xào lăng , um, lẩu ... nhưng độc đáo nhất phải kể đến món dồi lươn ăn với mắm me thì ngon tuyệt .
Câu lươn phải cần đến lưỡi câu thật cứng ( thường làm bằng kèo dù ) và nhợ thật chắc . Lươn là loại ăn đêm , ngày ẩn trong hang . Lươn thích mồi trùn hổ hoặc cá thòi lòi . Lươn tương đối nhác và càng lớn thì càng khôn ngoan , do đó câu lươn cần phải thật kiên nhẩn . Phải dùng 1 cọng sậy hay 1 nhánh tre nhỏ để giúp đưa mồi vào sâu trong hang , rồi khi lươn ăn phải dùng khá nhiều sức , thêm chút kỹ thuật mới kéo lươn ra được khỏi hang .
Sau cá đồng , tôi cũng có dịp câu qua 1 loại cá trắng : cá mè vinh . Cá mè vinh thuộc loại ở sông , ăn nổi trên mặt nước khi nước lớn . Cá nuôi trong bè ở Châu-Đốc , Kiến-Phong , Hồng -Ngự , ... thì thức ăn là lúa , cám , bèo , dưa hấu , bí đỏ , cà tô mát, xà lách ...nhưng trong thiên nhiên thì cá rất thích ăn lá cứt quạ . Do đó , muốn câu cá mè vinh thì cột 1 chùm lá cứt quạ đã ngắt bỏ hết lá non , treo sát mặt nước , khi cá đến ăn ( thấy chùm lá bị rung động ) thì thả lưỡi câu đã móc sẳn miếng lá non , thấy mồi ngon cá sẽ ăn ngay . Cá mè vinh chiên vàng , ăn với nước mắm chanh , tỏi , ớt thêm chút xoài sống băm rất ngon nhưng đem hấp với tương hột , kim châm , nấm mèo ... thì cũng không ai có thể chê được .
cá mè vinh
cá he nghệ
Ngoài việc câu bằng cần , tôi cũng có thử qua kiểu câu giăng . Dụng cụ câu thì gồm 1 đường dây nhợ thật chắc , dài hàng trăm thước với thật nhiều lưỡi câu . Một đầu nhợ buộc vào cục gạch thả chìm dưới đáy sông , đầu kia cột vào 1 phao nổi thường là trái dừa điếc . Mồi câu là trùn hổ , tép hay con bà chằn ( một loại ốc không vỏ , thịt rất dai ). Nơi thả câu lý tưởng là ngả 3 sông hoặc giao điểm của sông và 1 con lạch lớn . Vì đường dây có rất nhiều lưỡi câu nên tỉ lệ cá bắt được ( thường là cá ngác , cá út , cá lăng , cá phèn , cá cốc , cá thác lác ... ) cũng nhiều hơn câu bằng cần , nhưng câu giăng cũng có điều bất tiện là phải có xuồng để thăm câu , ngoài ra phải luôn canh chừng để xuồng , ghe qua lại không cầm nhằm .
Sau cá đồng , cá sông , tôi câu đến cá biển . Cá biển thì trừ một số ăn phiêu sinh vật ( plancton ) , rong , san hô ... còn hầu hết đều thuộc diện cá lớn nuốt cá bé , do đó mồi câu thông dụng là tép sống , con mực , mồi giả bằng nhựa có dạng giống con cá , con mực ... .
Với những loại cá ăn rong hoặc có miệng nhỏ , phải dùng lưỡi câu chùm để câu . Khi cá đến ăn mồi được móc trên chùm lưỡi câu , ta giật mạnh cần , chùm lưỡi câu sẽ móc vào thân cá . Trong những loại cá này có cá dìa thịt rất ngon .
cá dìa
Năm 68 , những khi tuần dương tàu chạy với vận tốc chậm , chúng tôi thường kéo theo 1 , 2 dây câu thật dài , đầu nhợ có 1 phao nổi , lưỡi câu và mồi là cái lông vịt trắng . Thật đơn giản , nhưng thỉnh thoảng cũng bắt được vài con cá thu nặng dăm , ba kí . Vùng vịnh Phú-Quốc và khu vực cù lao Ré ( Quảng-Ngải ) có rất nhiều cá thu .
Có lần , ngoài khơi cửa Ba-Động ( Vĩnh-Bình ) , tôi câu được 1con cá đuối nặng hơn 30 kí lô . Biển V.N có rất nhiều cá đuối , nhất là ở vùng quần đảo Hải-Tặc ( iles des Pirates - gần Hà-Tiên ) và khu vực cửa Gành-Hào . Thịt cá đuối hơi khai , nên không được chuộng lắm , chỉ thích hợp để nấu ca-ry , canh chua hoặc làm khô .
Cá đuối
Vùng biển Vĩnh-Bình cũng có rất nhiều cá nóc , 1 loại cá độc ( poisson poison ) ăn có thể chết , nên ít người V.N nào dám ăn , nhưng người Nhật-Bản thì rất sành ăn và để được chế biến thức ăn từ cá này , người đầu bếp Nhật phải qua 1 khoá học đặc biệt khá lâu (khoảng 3,4 năm ) và phải tốt nghiệp với bằng cấp .
Vùng sông Dinh ( Bà-Rịa , Vũng-Tàu ) vào đầu mùa mưa có từng đàn hàng vạn , hàng chục vạn cá nóc nhỏ cở ngón chân cái bơi sát mặt nước , tiếc thay không ai có ý bắt nuôi để xuất cảng sang Nhật ( 1 kí cá nóc ở Nhật giá khoảng 15 đô la ) .
cá hanh
cá mú
Cá biển ngon có : cá hanh ( daurade ), chim , thu , mú (merou )...v.v . Riêng cá mú thích sống ở những nơi có hang , động , đá ngầm , san hô ...do đó câu cá này phải thật cẩn thận để tránh nhợ bị san hô cắt đứt . Khu vực Hoàng-Sa có rất nhiều cá mú lớn .
Thịt cá mú đem chiên , chưng hay nấu ca-ry đều rất ngon .
Năm 69 , khi công tác ở Phú-Quốc , nhiều lần tôi được tham dự câu mực ( còn gọi là thẻ mực ) với những người thợ câu chuyên nghiệp .
mực ống
mực nan
Dụng cụ thẻ mực thật đơn giản gồm : 1 chiếc đèn thật sáng , 1 chiếc vợt cán ngắn , 1 dây câu khoảng 10 m với 2 , 3 lưỡi câu và 1 cục chì ở đầu nhợ .
Trước khi trời tối , người câu mực đem ghe nhỏ đến neo sẳn ở khu vực có nhiều mực cách bờ vài cây số , nước sâu khoảng 5 , 7 thước .
Khi trời tối , đèn được thắp sáng và treo ở thành ghe . Mồi câu là con mực hoặc miếng vải trắng nếu chưa có sẳn mồi mực . Khi cục chì của dây câu vừa chạm đáy biển , nhợ được phăng lên , cá mực theo mồi lên đến mặt nước thì bị chói đèn và bị vớt bỏ vào ghe . Mùa thẻ mực ở P.Q kéo dài 4 , 6 tháng , người câu giỏi và trúng mỗi đêm có thể bắt hơn trăm kí mực .
Mực ống , xẻ , rửa sạch bằng nước biển , phơi 2 nắng , đem nướng bằng alchool hoặc rượu đế , nhậu với củ kiệu , uống bia lạnh thật ngon , nhưng món dồi mực : râu mực băm với thịt ba rọi , ướp tiêu , hành , tỏi ... dồn vào thân mực đem hấp rồi chiên lại , cuốn với bánh tráng , rau sống , chấm mắm nêm thì ngon hết xẩy .
mực xào
khô mực
mực nhồi
cua biển
rùa
Tuổi trẻ của tôi thật hiếu động , hiếu sát , nên từ cửa Việt ( vĩ-tuyến 17 ) đến Cà-Mau , Phú-Quốc ; từ chốn biển khơi đến đồng bằng Cử-Long , những sông ngòi , kênh , lạch mà tôi đã đi qua ; thậm chí cả thời đi tù ở miền Bắc , do nghiệp chướng dẩn lối , tôi đã sát hàng hà , sa số tôm , cá và tôi đã hảnh diện về những thành tích đó , cũng như đã thật vui thích khi được xưng tụng là vua câu , bắt tôm cá .
Ngày nay , từ khi bước vào đường thiền , tôi nghiệm ra rằng :’’ con người sống trên trường đời cũng giống như con cá tung tăng bơi lội trong sông , hồ hay biển cả . Khôn ngoan đến đâu rồi cũng có khi bị mắc bẩy và mồi càng hấp dẩn càng hiểm nguy . Con người khi bị mắc bẩy dù là bẩy tình hay bẩy gì cũng đều khổ sở , đớn đau , nhưng sự khổ đau đó chắc chắn không thể sánh với việc mắc bẩy lưỡi câu của cá . Cá dẩy dụa , oằn oại , rên xiết ... và chờ chết , nhưng ta vô minh đã không biết được điều đó . Chính vì nghĩ thế , mà từ hơn 2 thập niên nay tôi đã buông dao đồ tể " .
Paris , xuân Ất Dậu 2005
***
Quê
tôi, nói theo ngôn ngữ của nhà văn Sơn-Nam thì thuộc ‘’miệt vườn‘’. Đó
là vùng đất đã được khai phá tự lâu đời. Thời ‘’ Nam-Kỳ lục tỉnh ‘’,
trấn Vĩnh-Thanh trước khi dời về Vĩnh-Long thì bản-doanh được đặt ở quê
tôi.
Quê
tôi có một nhánh của sông Tiền chảy ngang, cung cấp nước ngọt quanh
năm, đồng thời cũng mang phù sa mầu mỡ bồi đắp cho những ruộng, vườn.
Quê
tôi nổi tiếng cả nước về cam, nhưng cũng như bao vùng trù phú của đồng
bằng Cửu-Long, quê tôi có đủ các loại trái cây khác như: cốc, ổi, xoài,
bưởi, mận,măng cục, sầu riêng, bòn bon, chôm chôm, mãng cầu, đu đủ, vú
sửa, dừa, khóm, chuối..v.v...
Quê
tôi khá giàu về thuỷ sản: cá, tôm, cua, ốc..... (đặc biệt là ốc gạo) và
thật nhiều chim chóc: cu, cưởng,sáo, bìm bịp, tu hú, trao trảo, ác là,
chìa vôi, chim sắt, chim khoen, quốc, dỏ dẻ, đỏ mắt, ốc cao, chằng
nghịch..v.v.....
Tuy
cũng phải hứng chịu chiến tranh như bao vùng khác, nhưng quê tôi may
mắn ít bị tàn phá, do đó cuộc sống tương đối dễ chịu và tôi có được tuổi
ấu thơ thật thần tiên đầy ắp kỷ-niệm. Cho đến nay, tuổi đời đã xế bóng,
nhưng những thú vui của miền quê vẫn chưa phai mờ trong tâm khảm tôi.
Bắt dơi.
Dơi
là loài động vật có vú duy nhất biết bay, chuyên sống về đêm. Dơi được
mọi người biết qua phim ảnh với nhân vật người dơi (bat man) - một hiệp
sĩ chuyên trừ gian diệt bạo. Riêng những ai ghiền truyện Kim-Dung chắc
cũng không quên nhân vật Thanh-Dực Bức Vương có tài khinh công tuyệt đỉnh, nhưng mắc phải chứng bệnh mà mỗi khi lên cơn phải hút máu nhu vampire mới hạ được cơn bệnh.
Họ
hàng nhà dơi ở xứ ta có nhiều loại: dơi quạ, dơi sen, dơi hương, dơi
muỗi..v.v. nhưng không có loại dơi hút máu (vampire) như ở châu Mỹ, còn
loại ngũ linh chi thì cũng rất hiếm.
Dơi
quạ là loại dơi lớn nhất, cánh dan rộng hon 1 mét, sống thành đàn lớn
có khi đến hàng chục nghìn con ở rừng U Minh, rừng Sác..v.v. Có thể vì
khôn ngoan hoặc nhúc nhác, dơi quạ ít khi xuống thấp nên rất khó bắt,
tuy nhiên giăng lưới trên những cây dừa cao đôi khi cũng bắt được dơi
quạ. Người sành ăn thịt dơi quạ (nhất là người Hoa) cho rằng máu dơi pha
với rượu và thịt dơi nấu cháo, rất bổ dưỡng, làm tăng sinh lực cho nam
phái.
Dơi
sen và dơi hương nhỏ hơn dơi quạ, chuyên ăn trái cây và mật hoa. tuy
không sống thành đàn lớn nhưng vì dạn-dĩ dám xuống thấp nên dễ bắt hơn.
Hồi
còn nhỏ, do ảnh hưởng của truyện kiếm hiệp, tôi rất mê võ nhưng gia
đình tôi thì không ai biết võ. Quê tôi cũng không có trường dạy võ, dù
rằng để kháng Pháp, dân làng có rất nhiều người giỏi võ.
Vì
không có tiền để mua gà, vịt làm quà cáp nên lũ nhóc chúng tôi nghĩ ra
cách bắt dơi làm đồ nhậu lấy điểm các ông thầy võ để học lóm.
Dụng
cụ bắt dơi gồm 1 chiếc vợt lớn bằng lưới hình chữ Y có cán thật dài, 1
đèn lồng, 1 lồng kẽm để nhốt dơi và 1 con dơi mồi thường là dơi hương
(dơi hương nhỏ hơn dơi sen, trước khi rạng sáng thường chui vào đọt
chuối ngủ ).
Chúng tôi hẹn nhau khoảng 8, 9 giờ tối, đứa cầm vợt, đứa cầm lồng,đứa xách đèn khởi hành đi bắt dơi.
Dơi
sen và dơi hương rất thích trái cây thơm, ngọt như nhãn, xoài, sa bô
chê, chôm chôm..v.v.. nên chúng tôi chỉ cần đến gần những loại cây trên,
rồi bóp cho dơi mồi đau kêu thành tiếng. Vì rất có tình đồng loại nên
khi đang ăn hay bay gần đó, nghe tiếng kêu, dơi liền bay xuống thật thấp
để quan sát, khi dơi lọt vào tầm, chúng tôi úp vợt xuống đất, bắt dơi bỏ vào lồng.
Ngày
mai, chúng tôi gặp lại để làm thịt dơi. Dơi được trụn nước sôi, lột da,
bỏ đầu và 4 cục hạch hôi ở nách và háng, ướp ngũ vị hương, hành, tỏi,
đường, muối..v.v. đem rô ti với nước dừa xiêm xong rắc đậu phọng rang
vào. Thế là món nhậu đã sẳn sàng. Sau đó, mỗi đứa 1, 2 cắc hùn lại mua
rượu đế và đi mời ông thầy võ (cũng là bà con lối xóm).
Sẵn
mồi, rượu, ông thầy no nê, thoải mái do đó thường cũng chẳng tiếc biểu
diển cho lủ nhóc xem vài cú đấm, đá.... Sau đó chúng tôi tụ lại để bắt
chước những thế võ mà ông thầy đã biểu diễn.
Riêng việc bắt dơi, chúng tôi còn có cách khác cũng khá hữu hiệu.
Dụng
cụ gồm một cái nia, chính giữa để trái cây thơm, quanh vành nia treo
nhiều lưỡi câu. Chúng tôi dùng ròng rọc kéo nia lên những cây gòn hoặc
cây so đủa đang trổ hoa. Dơi đến hút mật, ngửi mùi thơm của trái cây,
bay đến ăn, cánh vướng lưỡi câu. Chúng tôi chỉ viOEc hạ nia xuống đất để
bắt dơi.
Cũng
có thể dùng ná (giàn thun) bắn dơi nhưng thường không hạ được nhiều vì
khi thấy đồng loại bị chết, dơi hoảng sợ sẽ bay tán loạn thoát thân.
Còn giống dơi muỗi thì rất hôi nên không ai bắt để ăn thịt. Loại dơi này thường sống trên trần nhà
Nếu
trong họ hàng nhà dơi, dơi muỗi là loài có ích vì chúng ăn côn trùng,
muổi mòng.... còn dơi quạ, dơi sen, dơi hương đều có hại. Dơi quạ ăn
xoài, dừa, sầu riêng. Dơi sen, dơi hương là kẻ thù chính của các nhà
trồng cây ăn trái.vì như nhãn, vải khi gần chín nếu không được bao trong
những giỏ tre hay túi giấy dầu... thì chỉ cần 1, 2 đêm dơi có thể ăn
sạch.
Do đó, tuy việc làm của lủ nhóc chúng tôi chỉ nhằm mục đích riêng nhưng
thường được người lớn cảm thông và đôi khi còn được khen thưởng nữa.
Tróc nả hồ ly.
Đêm
qua mưa dầm và trong đêm con Mực gừ gừ. Tưởng lủ chó gây gỗ nhau, hai
Ấn nạt bắt con Mực im, rồi tiếp tục ngủ. Sáng ra, mở cửa chuồng gà, thấy
trên nền sân cạnh chuồng, đất ướt mềm in rõ nhiều vết chân chồn. Kiểm
đàn gà thấy đủ, nhưng nghĩ nhà có tới 4 con chó mà đểcon chồn ‘’giỡn mặt ‘’, hai Ấn nổi giận bèn quyết định mở cuộc săn lùng.
Lực
lượng ‘’hành quân ‘’gồm 3 tía con hai Ấn, thêm đứa cháu trai. Cả 4 đều
là nông dân lực lưỡng. Tôi cũng được tham dự. Sở dỉ họ rủ ren tôi, vì
tôi bắn giàn thun giỏi, lại không ăn thịt chồn, chuột nên khi có chiến
lợi phẩm khỏi phải chia phần cho tôi.
Đoàn
người trang bị gậy gộc, cuốc, chỉa, dao, hom, thùng thiếc - Riêng tôi 1
cây gậy tầm vông đá, 1 giàn thun và 1 bịt đạn đất - rầm rộ lên đường.
Dẫn đầu là đàn chó với con Mực rất giỏi về tài đánh hơi, bắt chim và bắt
cả rắn hổ.
Chúng
tôi băng vườn, ruộng rồi tuông bờ, lướt bụi. Đến một cuộc đất hoang đầy
lau, đế, sậy, con Mực và đàn chó vừa sủa, vừa ngoắc đuôi trước 1 cái
hang khá to.
Hai
Ấn ra lệnh bao quanh khu vực, sục tìm hang nghách, phát dẹp trống cỏ
rồi định phương cách ra tay. Vì hang ở cạnh 1 mương nước nên hữu hiệu
nhất là dùng nước làm ngập hang, con mồi ngộp bắt buộc phải chui vào rọ
(hom) đã đặt sẳn.
Quả
nhiên, mươi phút sau, lần lượt 3 chuột cống nhum con và chuột mẹ chui
cả vào hom. Con nào con nấy no núc, riêng con mẹ to cở bắp chân. Với
ngần ấy con mồi, lẽ ra hai Ấn đã có thể thu quân để chuẩn bị cho những
món chuột xào lá cách hay sả ớt hoặc rô ti với nước dừa xiêm đủ để có 1
bữa ăn thịnh soạn, nhưng mục đích chính của hôm nay là truy nã con chồn
hổn láo nên đoàn người lại tiếp tục tuông bờ, bụi
Thông
thường, lũ chim chóc như: quốc, đỏ mắt, chằng nghịch, ốc cao..v.v.trước
đoàn người hùng hổ như thế đều biết thân lủi, trốn hoặc bay đi, nhưng
trên 1 nhánh bần cạnh bờ kinh có 1 con cò ngà chẳng những không bay đi
mà còn ngóng cổ, trố nhìn. Tôi bèn lắp đạn, nhắm bắn. Cò trúng đạn gãy
cánh nhưng không rơi tại chỗ mà còn cố bay vào 1 vườn
chuối hoang cách đó khoảng mươi thước. Tôi nhắm hướng chim rơi vẹt đế,
sậy tìm. Khi còn cách con cò khoảng vài ba thước, tôi bỗng khựng, mình
nổi gai ốc, mặt xanh như tàu lá, vì không xa con cò, 1 tổ ong to hơn
chiếc nón lá với hàng nghìn con ong đang vo ve báo động.
Tôi
vội tháo lui và vụt chạy, mặt không còn chút máu. Hú hồn, nếu bị hàng
nghìn con ong đó tấn công chắc là khó sống. Tôi thuật sơ sự việc rồi
tiếp tục theo đám hai Ấn.
Đàn
chó đến 1 khu vườn rậm thì ngưng lại sủa rân rang. Đó là ngôi vườn của 1
gia đình giàu có, không bỏ hoang nhưng ít ai bén mảng. Số là gia đình
này có một người mắc bệnh điên, răng nanh mọc thật dài. Có lần, 1 em bé
chui vào vườn lượm trái cây rụng bị y bắt và cắn gây thương tích. Tin
đồn lan xa, thế là từ đó không ai dám đặt chân đến ngôi vườn.
Đàn
chó vây quanh 1 cái hang to, nằm khuất dưới 1thân cây mục trên mặt đất.
Vì hang xa nguồn nước, hai Ấn ra lệnh dùng khói để trục con mồi. Tuy
nhiên, con chồn thật tinh khôn, khi bị ngộp nó không chui vào hom mà
theo 1 nghách nằm khuất trong 1 lùm cây cách đó dăm thước, tháo chạy.
Đoàn người rầm rộ đuổi theo. Bị đuổi nà, con chồn hoảng quá trốn lên 1
cái cây.
Một
người con của hai Ấn hăm hở leo theo, dùng chỉa định đâm chồn. Chồn sợ
té đái và nước đái bắn vào mắt y đang ngước lên. Không rõ, nước đái chồn
cay thế nào mà anh ta la lên 1 tiếng to, buông rơi cây chỉa và xẩy tay
rơi xuống, may thay lại rơi đúng cái mương có nước nên không bị thương.
Tôi tra đạn bắn 1 phát trúng chồn, tuy không làm con chồn chết, nhưng bị thương nó rơi xuống và bị đàn chó xông vào cắn chết.
Bắt chim
Quê
tôi thuộc vùng đồng bằng Cửu-Long, nhiều lúa, nhiều cây trái nên có vô
số loài chim chóc như: cu, cưởng, sáo, trao trảo, tu hú, bìm bịp, dỏ dẻ,
đỏ mắt, ốc cao, chằng nghịch..v.v...
Trừ
những người theo giới luật nhà Phật không sát sinh, còn đối với dân
quê, thịt chim cũng góp phần đáng kể trong việc cải thiện những bữa ăn.
Tuỳ theo loại chim mà người ta có những phương cách bắt khác nhau.
Với
loại chim sống thành đàn như dòng dọc, áo dà, chim sắt ô, chim sẽ ....
thì dùng ẫy rập. Với những loại vừa ăn hạt vừa ăn cá như: trích, quốc,
gà nước, dỏ dẻ, ốc cao....’’ đuổi bóng ‘’ là phương pháp hữu hiệu nhất.
Để
bắt chim bằng bẫy rập, ở những nơi chim thường đến ăn lúa, cỏ lát, lúa
ma..., người ta dọn sạch 1 khoảng đất trống to hơn chiếc đệm, ở chính
giữa cột 1, 2 con chim mồi và rải một ít lúa ; 2 tấm lưới được điều
khiển bằng 1 sợi dây dài nối từ chòi quan sát được ngụy trang cách đó
mươi thước. Chim mồi có thể đã được huấn luyện để biết kêu theo lệnhchủ, còn nếu chưa biết thì bị hớt lông cánh và chân bị cột bằng sợi nhợ nối với chòi quan sát.
Khi
có đàn chim bay ngang hoặc ăn gần đó, người bẩy chim ra hiệu hay giật
dây cho chim mồi kêu lên hoặc chớp cánh. Thấy có thóc và có đồng loại,
bầy chim yên tâm sà xuống ăn. Người bẫy chim chỉ cần giật dây cho 2 mảnh
lưới khép lại nhốt kín bầy chim.
Cách
bắt chim bằng ‘’đuổi bóng ‘’thì công phu hơn. Dụng cụ gồm những tấm
đăng nhỏ và những chiếc bóng bằng lưới kẻm hoặc đan bằng tre, có lối vào
1 chiều từ lớn đến nhỏ dần.Địa điểm đặt bóng là bờ kinh có cây cối rậm
rạp, cạnh những ruộng lúa chín. Bóng và đăng luôn được đặt xuôi chiều
gió. Khi nước ròng, chim xuống kinh ăn thêm cá và uống nước. Từ trên
hướng gió khoảng 1 cây số hay 5, 7 trăm mét, người ta dùng gậy gộc đập
vào những lùm cây và xua chó đuổi. Chim hoảng sợ sẽ xuôi gió chạy về
hướng đặt bóng. Các loại chim này (quốc, dỏ dẻ... trừ cò ma) có đặc điểm
thường lủi, chạy và chỉ bay trong trường hợp khẩn cấp. Càng đến gần bóng người ta càng đuổi dồn, chim hoảng sợ sẽ không e-dè chui cả vào bóng.
Cách
bắt chim này rất hữu hiệu, do đó hàng năm vào mùa gặt lúa, ai đi lại
trên tuyến xe đò miền Tây ngang bắc Mỹ-Thuận, cũng đều thấy từng chùm
chim thật béo được bày bán.
Riêng
phần tôi,vốn là tay ‘’đại sát thủ‘’ nên bất kỳ con chim nào biết xuống
đất ăn hạt, ăn côn trùng hay ăn cá, tép; tôi thấy được thì sớm muộn gì
cũng lọt vào tay tôi. Chiếc bẫy thần sầu mà tôi nghĩ ra, từ loại chim
manh manh, chim sắt đến bìm bịp, gà nước....chẳng con nào thoát khỏi và
trớ trêu thay cũng nhờ chiếc bẫy đó mà trong những năm dài “luyện
chưởng‘’ ở núi rừng Việt Bắc, vô số hoạ mi, khướu, quốc, cúc, gà
rừng.... đã nuôi sống tôi.
Ngoài
ra, có lẽ do nghiệp sát dẫn lối, từ hồi còn bé, tôi đã nghĩ ra 1 cách
bắt chim khá độc đáo. Quan sát loài chim ăn đêm như cú, ục, cú mèo....
tôi thấy chúng không chỉ ăn chuột, bọ, ếch, nhái mà còn sơi cả những con
chim nhỏ ngủ đêm trên các cành cây. Do đó, giữa 2 loài chim ăn ngày và
ăn đêm có sự kỳ thị và thù địch rõ rệt. Nếu 1 chú chim ngủ đêm
nào đó xui xẻo gặp cú sẽ bị mất mạng, thì ngược lại cú mèo hay cú nếu
trời đã sáng mà vẫn chưa ẩn núp được ở nơi nào kín đáo và bị bất kỳ chú
chim ăn ngày gặp thì kể như nạn đã tới, con chim này sẽ kêu lên báo động
và tất cả loài chim ăn ngày trong khu vực, không phân biệt lớn nhỏ sẽ
cùng xúm đến đánh hội chợ kẻ thù chung.
Rắn trả thù?
Năm
đó, tôi học đệ nhị, tức vừa giả từ giai đoạn dưỡng quân của năm đệ tam
để chuẩn bị thành cậu tú 1. Việc học hành khá bề bộn, nhưng hễ cuối
tuần, sau giờ học chót, tôi luôn dọt về quê rồi đến chiều chúa nhật, đón
chuyến xe chót để trở lại Mỹ-Tho.
Hồi
đó, tôi không có cô láng giềng nào để nhớ, để thương như Nguyễn-Bính,
nhưng sở dỉ tôi thích về quê vì 2 lý do: trước nhất là vì tôi ‘’mê ‘’
quê tôi, nơi tôi có vô vàn kỷ niệm, sau đó là vì vấn đề ‘’ bao tử ‘’.
Số
là tuy ở nhà ngói (nhà từ đường) nhưng gia đình tôi thật nghèo. Ba tôi
tách đi theo bóng sắc mới khi tôi còn bé tẻo teo. Mẹ tôi đầu tắt, mặt
tối, mỗi ngày quần quật từ 3, 4 giờ sáng đến 7, 8 giờ tối, làm bánh bán
nuôi 1 mẹ chồng và 2 con. Chị tôi phải nghĩ học sớm. Còn tôi, nhờ là
trai nên sau tiểu học được tiếp tục học ở Nguyễn-Đình-Chiểu Mỹ-Tho. Tuy
nhiên, tiền trọ ở tỉnh 500 đồng 1 tháng quả là 1 gánh nặng đối với Mẹ
tôi. Phần Chị tôi, giúp 120 đồng tiền quà, bánh,thuốc men, sách, vở,
nhưng được vài năm thì Chị lập gia đình và ngưng trợ cấp.
Tôi
phải cố gắng tự xoay sở bằng cách mỗi cuối tuần về quê chăm sóc cây ăn
trái, nuôi một ít gà, vịt và chủ yếu là câu cá bán kiếm chút tiền.
Nhưng
việc câu kéo không phải lúc nào cũng được thuận lợi, vì cá lóc chỉ dễ
câu vào đầu mùa mưa khi cá đẻ, cá rô mùa mạ lúa vừa cấy, cá bóng dừa
phải câu khi nước ròng cạn..v.v...Còn câu giăng thì phải luôn canh chừng
vì xuồng, ghe qua lại có thể ‘’cầm nhằm ‘’.
Do
tài chánh eo hẹp, nên buổi sáng trong khi các bạn đồng trọ có hủ tiếu,
bánh cuốn, bánh mì sandwich..v.v.. để điểm tâm, còn tôi thì xôi, khoai
kinh niên. Tôi vốn họ Trần, tức ‘’trần ai, khoai cũ ‘’ nên sau này khi
di tù ở miền Bắc, cũng khoai mì (sắn dui, sắn lát, sắn củ,... hằm bà
lằng) 70 món mút mùa lệ thuỷ (âu quả là số).
Ông,
Bà mình thường nói ‘’cái khó nó ló cái khôn‘’, để cải thiện (từ ngữ cải
tạo ) cho buổi điểm tâm sáng khá hơn, tôi nghĩ đến việc ‘’ăn độn‘’, tức
về quê hái cốc, ổi, xoài, mận.... để ăn thêm.
Nhà
tôi có miếng vườn trồng một số cây ăn trái, nhưng vì Mẹ tôi luôn bận
làm bánh không có thời giờ dành cho vườn tược, nên để tránh việc hàng
xóm ‘’hái ăn giùm‘’, phần lớn cây trái nhất là mận đều trồng gần quanh
nhà.
Lần
đó, đang mùa mận, với 1 cái lồng tôi đang lựa mận ngon để hái, bỗng
thấy 1 cặp rắn lục cườm đang yêu nhau trên 1 nhánh mận. Tánh nghịch ngợm
trổi dậy, tôi bèn phá đám. Cũng xin khoe là tôi bắn giàn thun rất khá,
chim chóc từ bìm bịp, tu hú, cu, cưởng, sáo.... đến dơi, chuột gì tôi
cũng hạ được và tôi có thói quen là đi đâu thường cũng có cái giàn thun
với ít đạn đất.
Do đó không may cho cặp rắn, chỉ 1 phát đạn, con rắn nằm trên bị đứt đầu rơi xuống đất, con kia hoảng sợ bò lẹ qua mái nhà.
Tôi
nhặt xác rắn đem gác lên cây cam nuôi kiến vàng rồi tiếp tục hái mận.
Lát sau tôi linh cảm có cái gì là lạ. Thì ra con rắn thoát chết nhưng
luôn theo tôi. Từ cây mận này sang cây khác dọc theo mái nhà, với chiếc
lưỡi lo le nó âm thầm theo tôi. Để kiểm chứng, tôi trở đi, trở lại, con
rắn vẫn bám tôi. Tôi bèn ra xa mái nhà hơn để dụ nó bò qua cây mận và con
rắn quả nhiên bị mắc mưu. Đợi nó bò qua cây mận, tôi bỏ lồng, lấy giàn
thun nhắm bắn. Lần này thì phần may về phía con rắn lục, nhánh mận to đã
đở đạn cứu mạng cho nó. Rắn hoảng sợ bò trở lại mái nhà và tuy vẫn còn
theo tôi nhưng không dám qua cây mận nữa dù tôi cố ý dụ nó
nhiều lần.
Không
làm gì được vì dù tôi có bắn chết rắn, ngói cũng sẽ bị bể. Tôi bèn trở
vào nhà lấy cây chỉa (cây sắt nhọn, đầu có ngạnh với cán dài) đem ra đâm
con rắn. Tôi đâm trượt và lần này rắn hoảng sợ trốn mất.
Tôi
có đọc chuyện ‘’ Thị Lộ và rắn báo oán‘’ nên cũng hơi ớn. Đêm đó, tất
cả mền, gối.... đều được tôi nêm, tấn mùng như một chiến luỹ, rồi tôi
ngủ một lèo tới sáng, không biết là trong đêm con rắn có bò quanh mùng
không ?.
Thông
lệ thì chúa nhật nào, tôi cũng từ giả Mẹ tôi để trở xuống Mỹ-Tho bằng
chuyến xe chiều chót, nhưng đặc biệt sáng chúa nhật đó,tôi vội vã khăn
gói ra đi với lý do còn một số bài vở phải giải quyết. Mẹ tôi không thắc
mắc, nhưng bà đâu biết thực ra tôi ớn khi nghĩ tới con rắn lục cườm hôm
qua.
Paris, hè 2005
Kỹ niệm tuổi ấu thơ
****
Nước , phân , cần , giống và ánh sáng mặt trời là những yếu tố căn bản để việc trồng trọt có kết quả tốt .
Nước là thức uống của tất cả loại cây . Thiếu nước , cây sẽ cằn cỗi , khô héo và chết .
Pháp là xứ ít mưa , do đó trong việc trồng trọt rất cần bàn tay của con người giúp tưới tắm . Tất cả các nguồn nước không chứa hoá chất như : nước vo gạo , nước rửa rau , nước mưa v...v đều tốt để tưới cây . Giá nước máy ở Pháp lại tương đối mắc , những ai có vườn nên khai thác thêm nguồn nước mưa hứng từ máng xối hoặc tuỳ khả năng có thể đào giếng để lấy nước .
Phân là thức ăn của cây cối . Qua bộ rễ , cây hấp thụ những chất bổ dưỡng chứa trong phân để giúp cây tăng trưởng , đơm hoa , kết quả .
Tổng quát thì phân gồm 2 loại :
phân hoá học và phân tự nhiên còn gọi là phân BIO như : phân thú vật ( trâu , bò , ngựa ...)- Người Miền Bắc VN còn dùng cả phân người tươi gọi là phân bắc và người Triều Châu cũng dùng phân người nhưng đã hoai để trồng rau cải , phân cá khô , phân ủ ( compost) do sự phân huỷ của lá cây , vỏ củ , quả , vỏ tôm , cua ... .
Mỗi loại phân đều có ưu và khuyết điểm riêng . Dùng phân hoá học thì cây cối tăng trưởng nhanh , tốt , cho nhiều hoa , quả nhưng phân hoá học thường đắt tiền và rau , quả tuy tốt tươi nhưng mau hư , thối ; ngoài ra nếu dùng phân hoá học không đúng cách có thể làm chết cây .
Phân tự nhiên tuy không giúp cây tăng trưởng nhanh như phân hoá học , nhưng rất tốt về mặt an toàn sức khoẻ cho con người , rau quả bảo quản được lâu hơn .
Nhân đây xin kể lại chút kinh nghiệm xưa : « vào thập niên 60 , ở quê tôi mùa cá linh , cá nhiều không tiêu thụ hết , người ta thường phơi khô và dùng để bón dây dưa hấu . Những trái dưa trồng với phân cá này , sau Tết vài tháng , xẻ ra ruột dưa vẫn thật tốt « .
Về cách dùng phân thì nên lưu ý là :
- Chất đạm l’ azote = Nitơ ( N ) giúp tăng trưởng lá ,hoa .
- Chất lân phosphore ( P ) giúp tăng trưởng rễ , củ .
- Chất bồ tạt potassium ( K ) giúp tăng trưởng hoa , quả .
Ngoài những chất cơ bản trên , cây cối cũng còn cần những nguyên tố vi lượng ( oligo-élément ) khác như manganèse , magnésium ... .
Giống tốt thường cho kết quả tốt , do đó việc chọn giống để trồng trọt cũng là khâu rất quan trọng . Việc chọn giống thường do 2 cách : hoặc mua ở những nơi cung cấp nếu những loại cây mà ta không thể tạo được như : nho , cerise , phúc bồn tử , nhiều loại hoa ... hoặc tự gây giống lấy với những loại bầu , bí , su , khoai , các loại rau như húng , húng quế ,tía tô , dắp cá , rau răm , ngò om , rau lang , ớt , hành , gừng , tỏi ... .
Lợi điểm của cây giống mua từ những nhà sản xuất chuyên nghiệp thì thường được bảo đảm , có kết quả nhanh với những loại cây ăn trái nhờ kỹ thuật ghép , tháp , nhưng cây giống mua thường đắt tiền và kết quả nhiều khi không được như ta mong muốn .
Còn việc tự gây giống tuy phải mất chút công nhưng thường hợp gu của ta hơn . Tỉ như cà tô mát , có rất nhiều loại khác nhau về hình dáng và mùi vị . Cà tô mát lại rất dễ trồng , do đó khi ta mua nhiều thứ khác nhau để ăn , thấy thứ nào thích thì giữ lấy hạt để gieo .
Đối với các loại rau : húng ( menthe ) , dắp cá khả năng sinh tồn rất mạnh , chỉ cần trồng một lần , đển mùa lạnh tuy cây có chết , nhưng chỉ cần giữ cho đất trong chậu đừng bị đóng băng , thì khi thời tiết ấm lại rễ rau sẽ tự đâm chồi và vươn lên .
Với rau tía tô , cresson , lá chua oseille... , hạt già rụng xuống đất , khi mùa ấm đến cũng sẽ tự nẩy mầm và phát triển mạnh .
Còn các loại rau húng , húng quế , rau răm , ngò om ... chọn cọng tốt , chừa 4 , 5 lá ngọn , đặt vào chai nước suối đã cắt miệng , châm nước ngập gốc khoảng 2 , 3 cm , để nơi thoáng , mát , đợi đến khi đâm rễ , chuyển trồng xuống đất .
Ánh sáng mặt trời rất cần thiết đối với hầu hết loại cây , nhưng sở dỉ ở VN , Ông – Cha ta chỉ đề cập về nước , phân , cần , giống mà không thấy nói đến yếu tố này ; vì lẻ VN là xứ nhiệt đới , quanh năm chan hoà ánh nắng mặt trời . Còn Pháp là xứ ôn đới , mỗi năm chỉ có khoảng 180 ngày là có ánh nắng , do đó muốn cây cối trồng có kết quả tốt cũng cần nên quan tâm về điều này .
Ngoài 4 yếu tố căn bản trên , phải nói CẦN ( cần cù , siêng năng chăm sóc ) là điều quan trọng nhất .
Trong việc trồng lúa , người Miền Bắc VN có câu « công cấy là công bỏ , công làm cỏ mới là công ăn « . Từ cày , bừa ,trục , gieo mạ , bón phân rồi cấy ; qua nhiều giai đoạn thế mà vẫn chưa đáng kể , phải thêm khâu công làm cỏ mới được đánh giá là công ăn .Điều đó cho thấy trong việc trồng trọt , sự chăm sóc của con người sẽ quyết định kết quả .
Việc chăm sóc cây cối bao gồm rất nhiều lảnh vực :
Thiếu nước , cây sẽ chết , nhưng quá nhiều nước cây cũng có thể chết , do đó nên tưới nước cho đúng . Mùa hè nóng nực , cây cối cần nước nhiều hơn . Rau , hoa trong chậu cần được tưới tắm nhiều hơn trong vườn . Cây ăn trái như : lê , táo , hồng , cerise ... có rễ sâu , biết tự tìm nước dưới đất , nên không cần tưới thường xuyên như rau , hoa . Chậu bằng đất nung , nước bị bốc hơi nhiều hơn chậu bằng plastic ... . Điều cần lưu ý là tất cả chậu tự chế , cũng phải có lỗ thoát nước ở đáy chậu .
Thiếu phân , cây sẽ chậm phát triển và cằn cỗi , nhưng việc dùng phân cũng phải cẩn thận , nhất là phân hoá học . Phân hoá học lỏng dễ xử dụng hơn loại khô , nhưng dùng loại phân hoá học nào cũng nên tuân theo sự chỉ dẩn về cách dùng , đừng tự ý thêm lượng phân sẽ có hại hơn là lợi . Riêng phân chuồng , compost ... đã hoai , ải thì tốt hơn còn tươi vì sự lên men của rau , vỏ trái cây thối rửa có thể tạo những loại nấm lây hại cho cây .
Pháp là nước có 2 mùa nóng và lạnh , do đó khi trồng trọt cũng cần quan tâm về thời vụ .
- Cà tím ( aubergine ) gieo đầu xuân , trồng giữa và cuối xuân , thu hoạch giữa và cuối hè .
- Dền ( épinard ) gieo trong mùa xuân , đầu hè , đầu thu ; thu hoạch suốt năm .
- Sà lách ( laitue ) gieo từ cuối đông đến đầu hè ; thu hoạch từ cuối xuân đến đầu thu .
- Ớt ( piment ) gieo đầu xuân ; thu hoạch giữa hè và đầu thu .
- Ớt Đà Lạt ( poivron) gieo đầu xuân ; thu hoạch hè và đầu thu .
- Cà chua ( tomate ) gieo đầu và giữa xuân , trồng cuối xuân , thu hoạch mùa thu .
....................
Cắt , tỉa và chống đở cho cây :
Một gia đình với nguồn thu nhập nhất định , nếu chỉ nuôi 1 , 2 miệng ăn thì chắc chắn sẽ tốt hơn phải nuôi thật nhiều người . Nguyên lý đó đem áp dụng vào việc trồng trọt cũng không khác . Vì dù ngoài vườn hay trong chậu , chất bổ dưỡng nuôi cây đều có giới hạn nên cần được dùng cho đúng chỗ , do đó việc cắt , tỉa nhánh , lá cho một số loại cây nhất là loại cây ăn trái trồng trong chậu như tomate , myrtillier , cassissier , groseillier , đào , dâu tây ... là điều cần thiết .
Ngoài ra , cũng phải nghĩ đến việc giúp cây có thể chịu đựng được gió hay giông bảo với những cọc đở ( tuteur ) hoặc giàn , nhất là khi cây trồng ở balcon của nhà cao tầng .
Ngừa bệnh cho cây và diệt những con vật phá hại cây :
Ốc , limace ,vạc sành , sâu , cochenille ,puceron , perce-oreille , charençon , chuột chũi (taupe) .... là những con vật có hại , thường ăn lá , hoa , quả , rễ cây do đó phải thường xuyên diệt chúng bằng cách bắt hoặc bẩy hay dùng thuốc trừ sâu bọ .
Có thật nhiều loại nấm như botrytis , midiou , chancre ,virose ....tàn phá lá , hoa , quả , rễ cây . Ở mỗi loại bệnh do nấm gây ra , cần hỏi ý kiến của chuyên viên về cách chửa trị . Tuy nhiên ngừa bệnh bao giờ cũng tốt hơn là phải trị bệnh , do đó khi thấy có những triệu chứng bất thường xuất hiện ở lá , hoa , cành , quả của cây thì nên cắt bỏ ngay tức khắc để tránh lây lan sang những cây hay nhánh khác
Việc chăm sóc cây thật ra còn có thật nhiều điều cần nói , nhưng trong phạm vi nhỏ hẹp của bài viết này , tôi chỉ xin khái lược đôi điều cơ bản thôi .
Việc trồng trọt ( thường ở thôn quê), ngày nay , không còn là lảnh vực riêng của những người chuyên nghiệp chỉ thuần vì lợi ích kinh tế ; mà ngay ở các thành phố số người « trồng cây tài tử » ngày càng đông đảo và với sự tiến bộ của khoa học , kỹ thuật , với phương tiện truyền thông tối tân hiện đại ... việc trồng trọt đều đã trong tầm tay của bất cứ ai yêu thích .
Bỏ tiền ra mua thì gì cũng có , nhưng sẳn « cây nhà lá vườn « chắc chắn sẽ thích thú nhiều hơn .
Thế giới ngày nay , con người vì lòng tham , chạy theo lợi nhuận bất kể đạo lý , nên ngay cả rau , quả cũng có thể mang đến điều độc hại cho sức khoẻ ta , do đó tự trồng trọt lấy ( cho dù không có jardin , balcon ... cũng có thể trồng trong « chậu nhiều tầng « hoặc sac ... ) ngoài lợi ích về kinh tế và sức khoẻ , nó còn là « thú điền viên » để tiêu khiển đặc biệt cho người lớn tuổi .
Nên trồng trọt đi nha các Bạn .
Paris , hè 2013
TKD
*****
1 - TrÆn chi‰n gi»a ngÜ©i và quå .
Bao phen quå bäo v§i diŠu ,
Cù lao Ông Chܪng có nhiŠu cá tôm .
ñây
chÌ là Än dø mà ngÜ©i dân Long-Xuyên dùng Ç‹ khoe vŠ s¿ giàu có thu› sän cûa quê h† , chÙ thÆt ra quå ch£ng có h† hàng thân t¶c
gì v§i diŠu Ç‹ mách bäo ÇiŠu tÓt lành
cho diŠu .
¹ , diŠu ... thu¶c loåi mänh cÀm , còn quå không có mÕ s¡c bén , không
có vuÓt nh†n Ç‹ ÇÜ®c x‰p vào loåi mänh cÀm . Tuy nhiên , không ai có th‹ phû
nhÆn r¢ng quå là loài chim thÆt tinh khôn . Tôi là tay b¡n gìàn thun khá , r¡n
, cá , chu¶t , dÖi , chim chóc gì tôi cÛng hå ÇÜ®c , ngoåi trØ quå .
Quå là loài chim có m¥t kh¡p nÖi trên hành tinh chúng ta , thân to cª
chim bÒ câu , màu lông Çen tuyŠn , nhÜng cÛng có m¶t vài nÖi vùng tuy‰t lånh ta
thÃy có loåi quå lông màu xám . Quå sÓng tØng c¥p , nhÜng rÃt Çoàn k‰t v§i nhau
khi h»u s¿ . ThÙc æn thông thÜ©ng cûa quå là trùn , d‰ , cào cào , châu chÃu ,
‰ch , nhái , kÿ nhông , r¡n mÓi ...v.v..và nh»ng khi phäi nuôi con quå cÛng
chi‰u cÓ cä gà , vÎt con .
Trong th©i gian có con , vì bän næng sinh tÒn , quå vô cùng næng Ƕng và
tÕ ra c¿c kÿ khôn ngoan . Tôi Çã tØng chÙng ki‰n m¶t cänh b¡t gà con vô
cùng ngoån møc cûa 1c¥p quå . Chúng ta
ai cÛng bi‰t là trong tÃt cä loåi gà , nuôi con hay nhÃt phäi k‹ là gà mái nòi . M‡i khi có ÇiŠu nguy hi‹m
ljn Çàn con , gà nòi mË kêu lên nh»ng ti‰ng báo Ƕng , lÆp tÙc Çàn gà con chåy
tän ra , núp vào các bøi rÆm , trong khi Çó , gà mË læn xä vào Çánh nhau v§i kÈ
thù Ç‹ bäo vŒ Çàn con . M¶t con quå cha hay quå mË sau nhiŠu lÀn toan tính b¡t
gà con ÇŠu thÃt båi . Chúng bèn thay Ç°i phÜÖng cách áp døng k‰ ÇiŒu h° ly sÖn cûa Tôn-VÕ-Tº , trong khi m¶t con quå vØa Çánh vØa dø gà nòi
mË ra xa , thì m¶t con quå khác l®i døng chui vào lùm bøi Ç‹ b¡t lÃy m¶t chú gà
con .
Chú MÜ©i Hoành có m¶t chuÒng gà khoäng hÖn træm con , trong Çó có gÀn
chøc gà mË v§i Çàn con . Th©i gian gÀn Çây , ki‹m Çàn gà thÃy thi‰u Çi vài gà
con ,chú MÜ©i bÕ công Çi tìm mÃy con gà
låc nhÜng không thÃy , tìm ª nh»ng vÛng , ao cÛng không thÃy xác ( gà con n‰u
bÎ té xuÓng ao , thÜ©ng ch‰t ÇuÓi vì không bi‰t bÖi ) , trong vùng tØ lâu cÛng
không ai thÃy có bóng dáng chÒn , træn hay r¡n h° hành là nh»ng hi‹m hoå cûa gà
.
Sau m¶t th©i gian truy tìm ,chú MÜ©i
bi‰t ÇÜ®c thû phåm chính là c¥p quå làm t° trên ng†n 1 cây sæn Çá ª cuÓi
vÜ©n cûa m¶t ngÜ©i hàng xóm và Ç‹ nuôi Çàn
con , c¥p quå cha , mË này Çã Çánh c¡p cûa chú h‰t mÃy chú gà con . Bi‰t
ÇÜ®c thû phåm , chú MÜ©i hæm hª leo lên cây , quy‰t b¡t gi‰t mÃy con quå con Ç‹
trä thù . Tuy nhiên , Chú Çã quên r¢ng quå sÓng rÃt Çoàn k‰t , do Çó khi chú Çang leo lên cây , con quå còn
ª t° Ç‹ trông Çàn con , kêu lên nh»ng ti‰ng báo Ƕng , thì chÌ vài mÜÖi giây ,
vài phút sau , tÃt cä hàng chøc con quå sÓng trong vùng ÇŠu bay ljn h®p l¿c v§i
c¥p quå . ñàn quå vun vút læn xä vào m° c¡n chú MÜ©i . Vì không d¿ tính ÇÜ®c
tình th‰ , nên chú phäi tay không chÓng trä tÙ phía nh»ng tÃn công cûa Çàn quå
, nhÜng mänh h° nan ÇÎch quÀn hÒ nên cuÓi cùng chú bÎ xÄy tay và rÖi xuÓng ÇÃt . May thay , chú låi rÖi
Çúng m¶t cái mÜÖng có nܧc nên không bÎ
thÜÖng , mà chÌ h‰t hÒn .
Con ngÜ©i vÓn là sinh vÆt tÓi thÜ®ng , th‰ mà chú låi thua xi‹n-li‹n
trܧc Çàn quå , chú MÜ©i tÙc cành hông , lûi thûi vŠ nhà , phân bua cùng hàng
xóm . RÒi tÃt cä quy‰t tâm cùng nhau Çi trÎ t¶i lû quå .
Rút kinh nghiŒm lÀn thÃt båi trܧc , kÿ này viŒc ra quân ÇÜ®c chuÄn bÎ
chu Çáo hÖn :nhiŠu ngÜ©i mang giàn thun , thùng thi‰c , gÆy g¶c ..v.v . Riêng chú MÜ©i trang bÎ ngoài m¶t
khúc cây ng¡n còn thêm cây ÇuÓc dài và l§n , chú hæm hª leo lên hÓt ° quå
CÛng nhÜ lÀn trܧc , khi nghe ÇÒng loåi
báo Ƕng , Çàn quå kh¡p nÖi kéo vŠ tham chi‰n , nhÜng lÀn này ,ÇiŠu th¡ng-båi
Çã thÃy rõ , tuy cÛng vùn vøt læn xä vào tÃn công chú MÜ©i , nhÜng Çàn quå phÀn
nào cÛng ch¶t då vì âm thanh cûa ti‰ng ÇÆp thùng thi‰c , låi còn phäi luôn tránh nh»ng l¢n Çån phát
tØ nh»ng chi‰c giàn thun và nh»ng tia lºa tØ cây ÇuÓc mà chú MÜ©i múa lên vun
vút .
Sau nh»ng phút giây chi‰n Çãu trong vô v†ng , Çàn quå dän ra và tØ tØ
tháo lui , bay Çi .ChÌ riêng c¥p quå cha , mË còn nÃn ná ljn phút chót chÙng ki‰n trong bÃt l¿c cänh kÈ thù leo tÆn ° b¡t 3 quå con to cª chim bÒ câu m§i ra ràng .
CuÓi cùng c¥p quå buông nh»ng ti‰ng kêu
khàn Çøc và bay Çi .
2 - Rắn
và tôi .
Rắn là loại động vật bò sát hiện diện khắp nơi trên
trái đất . Có hàng nghìn loại rắn khác nhau , từ loài cực nhỏ chỉ nặng vài gramme như rắn hổ thiếc , đến rắn anaconda ở Nam Mỹ dài hơn 8 mét , nặng mấy trăm kí
lô .
rắn anaconda
Rắn có loại sống trên khô , có loài sống dưới nước ,
có loại đẻ con , có loài làm ổ và đẻ
trứng như một loại rắn hổ ở Úc Châu .
rắn nước - couleuvre
rắn mái gầm
rắn biển
Rắn có loại thật hiền như rắn nước ( couleuvre ) hoặc
không độc như rắn bông súng , ri cốc , ri cá , ri giông , ri voi v...v ..nhưng cũng có loại mà nọc vô cùng nguy hiểm, có thể làm chết người hay bất kỳ con thú to lớn nào trong một thời
gian thật ngắn như : rắn hổ , mái gầm , mai hoa , rắn biển v...v.. Nhưng dù thuộc bất kỳ loại nào , rắn
đều có chung một đặc tính là dùng tia hồng ngoại qua chiếc lưỡi để định hướng
và săn mồi ngoài ra dù độc đến đâu , rắn đều rất kiền giống người , thường chỉ
tấn công để tự vệ ( như khi bị dẩm phải ) .
Việt-Nam
thuộc vùng khí hậu nóng và ẩm , nhiều cây cỏ , sông rạch thích hợpcho rắn sống , nên ở V.N có khá
nhiều loại rắn , nhất là vùng đồng bằng Cửu Long .
Trong kho
tàng văn chương V.N , rắn được đề cập qua một số chuyện tiêu biểu như ‘’ bạch
xà, thanh xà ‘’ , ‘’ Thị Lộ và rắn báo oán ‘’( tức chuyện Nguyễn Trải bị tru di
tam tộc ) , ‘’ vụ án thanh trúc xà ‘’ ( tức chuyện kể về một người trai miền
núi vừa lập gia đình , anh vào rừng đẳn tre về làm 1 chiếc giường ngủ cho hai
vợ chồng. Chẳng may đêm đến anh đột ngột chết . Mẹ anh không ưa nàng dâu nên đi
thưa với nhà chức trách rằng cô dâu đã đầu độc con trai bà .Nhưng nhờ sự sáng
suốt của ban điều tra , biết được nguyên nhân chính là nọc của con thanh trúc
xà , sống trong một ống tre của chiếc giường ngủ đã giết chết chú rể , nhờ đó
mà cô dâu thoát được hàm oan .
thanh trúc xà
Phần tôi ,
tuy tuổi nằm trong tứ hình xung ( dần , thân , tỵ , hợi ) nhưng trong cuộc
sống không có gì kỵ với rắn , ngoài ra
, còn có không ít kỷ niệm về rắn .
Kỷ niệm đầu
tiên là với rắn hổ ngựa . Trong nhà là
rắn rồng , ngoài đồnglàrắnhổ ngựa, rắn hổ ngựa thật dể nhận dạng vì có một
sọc đen dài từ đầu đến cuối đuôi , là loại rắn hổn nhất nhiều khi dám tấn công người mà không phải vì
tự vệ .
Năm đó , tôi
khoảng 12 , 13 tuổi , một hôm cùng 1 thằng bạn ra ruộng câu cá rô . Chúng tôi
có đem theo 1 lưỡi câu lươn ( lươn thật khoẻ , nên nhợ câu phải thật chắc mới có thể trục lươn ra khỏi hang ) . Đến 1
bờ ruộng , thấy 1 con rắn hổ ngựa to cở bắp tay nằm khoanh trong hốc một gốc
trâm bầu . Chúng tôi dùng sợi dây nhợ câu lươn thắt nút một , đặt trước miệng
bộng , rồi dùng cần câu khều nhẹ phía sau hốc để đuổi rắn trườn ra , 2 đứa sẽ
siết nút dây thắt cổ rắn . Điều xảy ra ngoài
dự liệu là con rắn không trườn mà phóng ra thật nhanh khiến 2 đứa bị hụt . Nó
nổi hung , quay lại tấn công chúng tôi . Chúng tôi phải chạy thục mạng để thoát
thân, hậu quả là 2 cần câu bị gảy và chiếc giỏ đựng cá cũng không còn .
Cũng trong
năm đó , một hôm thằng bạn tôi kêu ‘’ ê Điệp ơi , có 1 con rắn hổ ngựa ‘,với 1
cái giàn thun và 1 cây gậy cù nèo , tôi
vội vả chạy đến lúc con rắn từ dưới rạch
đang bò lên hương lộ . Thấy chúng tôi , nó bò trở xuống , lội qua rạch để lên 1
liếp sầu riêng . Tôi trao giàn thun cho
thằng bạn và xách gậy chạy vòng qua chặn đầu rắn . Con rắn sắp lên liếp sầu
riêng , thấy tôi thì khựng lại . Tôi dan thẳng tay đập cây gậy vào mình rắn . Nó né tránh , do đó gậy chỉ chạm phớt chót đuôi.
Con rắn nổi hung , phóng lên tấn công tôi . Tôi hoảng sợ , vừa chạy vừa la làng
. Cuối cùng thì tôi cũng thoát nạn , nhưng mặt lúc đó không còn chút máu .
Một lần khác
, tôi đang luyện chưởng năm thứ 7 ở miền
Bắc . Khi đó , tôi là tài xế xe trâu của đội lâm sản . Trong số 1500 ctv của
trại tù , tôi là 1 trong 2 tài xế xe trâu , điều này còn ngon lành hơn là lái
Ferrari ở ngoài đời , vì hàng ngày khi lái xe trâu để chở 2 chuyến củi từ rừng
về trại , không có anh áo vàng nào theo bảo vệ an ninh , nhờ đó tôi có dịp đặt
bẩy bắt chim rừng và cấm câu bắt cá để cải thiện thêm cho việc ăn uống .
Lần đó, xe
trâu tôi đang đổ dốc 1 cái đồi nhỏ , thì trước mặt tôi có 1 con rắn hổ ngựa
đang băng qua đường mòn. Tôi ra lệnh cho con trâu dừng lại . Dù thật khôn nhưng
con trâu của tôi cũng không tránh khỏi
phản ứng theo bản năng , do đó nó
ngạc nhiên quay đầu nhìn tôi và chỉ ngưng lại sau mấy lần nghe tôi hét .
Lúc này con
rắn đã bò xuống ruộng mạ vừa cấy . Hôm đó , tôi lại không may , cây gậy và cái
dao lớn bị tù hình sự lấy cắp , tôi chỉ còn con dao nhỏ cở gang tay . Tôi nhìn
quanh và nhặt 1 nhánh tre dài 5, 6 tấc ( có còn hơn không ) rồi chạy vòng bờ đê
chặn đầu con rắn . Thấy tôi , rắn quày đầu lội qua ruộng khác . Tôi lại chạy đi
chặn đầu . Sau nhiều lần bị chặn , con rắn khựng lại dưới ruộng . Tôi phần vì
đang mang giày , lại không muốn lội dẩm lên mạ , nên dùng 1 cục đất nhỏ ném
đuổi con rắn . Nó bổng nổi hung , phùng bàn nạo và phóng lên tấn công tôi .
Không hoảng sợ như hồi còn nhỏ vì tôi đã biết chút ít vỏ , tôi dùng nhánh tre
đánh con rắn văng xuống ruộng , đập liên
tục cho rắn đuối sức rồi vít nó lên bờ đê và dùng con dao chặt đứt đầu .Sau đó , tôi mang chiến lợi phẩm con rắn
cùng vài con chim bẩy được về trại làm 1 bửa tiệc đải bạn bè .
Đây chỉ là vài mẩu chuyện nho nhỏ về rắn , chứ
thực ra vì quê tôi thuộc đồng bằng Cửu-Long có vô số rắn , nên tôi cũng được
mục kích không ít chuyện về rắn
rắn và nhái
.
Ngay từ khi
còn bé , những lúc nước rong ( dịp trăng tròn ) , nghe trong đám lá mái dầm hay
trong bụi ô rô những tiếng kêu ẹo ẹo tôi biết ngay là 1 chú ếch con hay 1 con
nhái nào đó đang bị rắn nước xơi tái .
rắn trun
rắn trun
Đôi lần ,
tôi còn được chứng kiến những trận thư hùng giữa lươn và rắn . Rắn đây là loại
rắn trun , bình thường không biết chúng sống ở đâu , nhưng vào mùa lạnh , thỉnh
thoảng ở những mươn lạn nước xâm xấp ,
tôi gặp lươn và rắn ( ckhi 2, 3 cặp ) đang đánh nhau . Chúng cắn , quấn ,
cuộn , siết lấy nhau .
Rắn có lợi
điểm nhờ răng nhọn và nọc độc , còn lươn thì khoẻ và trơn tuột .
Nếu lươn lớn
hơn thì cả 2 sẽ chết hết , còn nếu lươn chỉ
bằng hoặc nhỏ hơn rắn thì thường là lươn chết trước vì ngấm độc .
Tôi không ưa
rắn nên hay can thiệp , dùng giàn thun hoặc chỉa giết rắn để cứu lươn . Nếu còn
khoẻ thì lươn lợi dụng để chạy thoát , bằng không thì rồi cũng chết .
Tôi đem xác
rắn gác lên cây cam nuôi kiến vàng , còn xác lươn thì vứt xuống sông vì người
ta cho rằng kiến ăn thịt lươn sẽ mọc
cánh bay hết ( điều này không được kiểm
chứng ) .
Rồi do hiếu
kỳ và tánh ham vui , nhiều lần tôi được tham gia câu rắn với người lớn .Rắn câu
thường là loại ri cốc , ri cá , ri giông , ri voi ......, to cở bắp chân và dài
hơn 2 mét . Chúng thường ở trong hang gần bờ sông , nơi vắng vẻ đầy cây gai ô
rô , cốc kèn.Người có kinh nghiệm , nhìn vết da chúng ịn lên bùn có thể biết
được loại rắn.
rắn ri voi
rắn ri cá
Mồi câu rắn thường
là con cá trê còn sống , được móc vào 1 lưỡi câu to với nhợ
thật chắc . Cá lội vào hang sẽ bị rắn ăn . Do cấu trúc của răng , khi đã ăn mồi
rắn không thể nhả ra mà phải tiếp tục nuốt . Đợi rắn mắc câu, người ta một mặt
dùng sức kéo , đồng thời dùng xuổng đào hang
để bắt rắn .
Loại rắn ăn
cá thịt không ngon , nhưng da rắn bán cho người Hoa để làm ví , giày , dây nịt
...v.v .thì khá được giá .
rắn hổ hành
Quê tôi có 1 loại rắn khá đặc biệt rắn hổ hành , tuy
gọi là rắn hổ nhưng dường như không có
nọc độc và luôn toả ra mùi thơm của hành
hương . Trong đêm , gà trong chuồng sẽ la rộ lên nếu có kẻ trộm hay chồn ,
nhưng nếu gặp rắn hổ hành thì gà kinh sợ mà không dám la ( lợi dụng
điều này , những tay trộm nhà nghề thường giả hành hương thoa vào tay để
trộm gà một cách êm thắm ) .
Người ta cho
rằng rắn hổ hành có khả năng khu? phong . Do đó , nếu bắt được rắn , người ta
thường đem lăn khắp mình mẩy của trẻ con để trừ phong .
Rắn lục có thật nhiều ở quê tôi , đó là loại rắn độc
nhưng nhác . Chúng sống trên cây hoặc
trong nhà để săn mồi thường là
chuột , dơi muổi , chim , bọ ngựa v. v. . và tôi
có một kỷ niệm nhớ đời với loại
rắn nầy .
Năm đó tôi
học lớp đệ nhị ở trường tỉnh , nhưng
cuối tuần lúc nào cũng về quê
và khi trở xuống tỉnh , tôi thường hái đem theo mận , cốc , ổi ...v.v
.để ăn trong tuần . Lần đó đang mùa mận , tôi đang dùng lồng để hái mận thì thấy 1 cặp rắn lục cườm
đang yêu nhau trên cây mận. Tánh nghịch nổi lên , tôi dùng giàn thun bắn vào
cặp rắn . Một con bị trúng đạn đứt đầu và rơi xuống đất . Con kia hoảng sợ , theo nhánh mận bò nhanh qua
mái nhà . Tôi nhặt xác rắn đem gác lên cây cam để nuôi kiến , rồi tiếp tục hái
mận . Lát sau , tôi linh cảm có gì là lạ
. Thì ra con rắn vừa chạy thoát vẫn luôn
bám theo tôi . Để kiểm chứng , tôi xê dịch khi tới , khi lui và con rắn với
chiếc lưỡi lo le , cũng theo sát tôi .
Tôi bèn dang ra xa mái nhà để dụ con rắn bò qua cây mận và nó bị mắc mưu . Tôi lắp đạn vào giàn thun và nhắm bắn , lần này phần may về phía con rắn , nhánh
mận to đã đở đạn cho nó , thoát chết , con rắn bò lẹ qua mái nhà và vẫn theo tôi nhưng không dám qua cây mận nửa
( dù tôi cố ý dụ nó nhiều lần ) . Không thể dùng giàn thun , vì dù có giết được
rắn , ngói cũng sẽ bị bể , do đó tôi vào nhà lấy cây chỉa đem ra đâm con rắn . tôi đâm trượt , lần này
con rắn hoảng sợ trốn biệt .
Không biết
chuyện Thị Lộ và rắn báo oán có không , nhưng đêm đó trước khi ngủ tôi đã tấn
chiếc mùng như một chiến luỷ và sáng hôm
sau tôi khăn gói trở xuống tỉnh ngay mà
không đợi đến chiều như thường lệ .
Quê tôi còn
có một loại rắn cũng khá đặc biệt rắn râu .Tôi chưa hề quan sát thật kỷ để biết
là nó có râu hay không , nhưng nọc của nó thì quả là đặc biệt . Ai bị rắn râu
cắn sẽ không cảm thấy đau đớn , nhưng sẽ ngủ vùi và chết .
Ở quê tôi ,
trước khi vở đất ( cày , bừa , trục ) người nông dân thường dùng phãng phát cỏ
lác ngả rạp xuống . Đây cũng là dịp để cá lia thia làm tổ đẻ và cũng là lúc rắn
râu thường đến săn lùng cá để ăn . Nếu không cẩn thận , vẹt lớp lác , thấy có ổ
cá lia thia , thò 2 tay xuống bắt cá ,ta
có thể bị rắn râu cắn chết . Trong xóm tôi đã có người là nạn nhân của
rắn râu , nên Mẹ tôi cấm tuyệt không bao giờ cho tôi được đi hớt cá lia thia .
rắn hổ đất
Về loại rắn
hổ đất thì quê tôi không có nhiều, nhưng
hàng năm vào mùa nước nổi , từ vùng Đồng Tháp nhiều xuồng chở đầy rắn được đem
đến bán ở chợ quận tôi .Rắn nhốt trong lồng kẻm , hàng trăm con bò lổn ngổn .
Khách mua chỉ con nào , thì người bán với bàn tay trần thò vào lồng bắt con rắn
đó , cột cổ , giao cho người mua .
Nọc rắn hổ
đất thuộc loại kịch độc, nhưng tại sao người bán lại không chút e dè ? . Nghe
nói , rắn kỵ : tỏi , diêm sinh , hồng hoàng ..v.v. nên người ta dùng những chất đó thoa vào tay
, nên rắn không dám cắn ( điều này đúng , sai không rỏ ) .
Nhân nói về
nọc rắn , năm 1964 khi học ở Sài-Gòn , có lần dạo chơi ở chợ chim ( khu chợ cũ
), tôi thấy 1 Ông Đạo Sĩ bày bán trên vĩa hè nào : mật gấu , nanh heo rừng ,
sừng tê giác , những keo rượu ngâm rắn , bìm bịp ..v.v .. Tò mò tôi đứng xem , thì ông mời mua giùm cục
ngọc rắn có màu nâu xám , hình khối chữ nhật , to cở 2 lóng tay . Theo lời Ông
quảng cáo thì ngọc có khả năng hút tất cả loại nọc rắn , rết , bọ cạp , ong ,
chó ..v.v . , giá mỗi cục chỉ 5 đồng .Thấy không đắt , tôi mua 2 cục : 1 cục
ngọc rắn gởi về quê cho Mẹ tôi , cục kia
tôi giữ và ngẩu nhiên tôi trở thành
người chửa chó cắn cho hàng xóm . Ai bị chó cắn , đến gặp tôi , tôi đặt cục
ngọc rắn lên vết thương , nó sẽ hút nhẹ như nam châm hút sắt , hút hết nọc thì tự
động rớt ra . Đem cục ngọc rắn bỏ vào 1 ly rượu đế , tuỳ nọc nhiều hay ít bọt
sẽ sủi lên như bọt bia hay bọt sâm banh . Khi ly rượu không còn sủi bọt , đem
cục ngọc rắn phơi khô để dùng lại .
Tôi không
biết Ông Đạo Sĩ đã chế ngọc rắn bằng những dược liệu gì , nhưng hiệu quả rất
tốt . Tiếc thay khi tôi đi lính , tất cả
những gì quý của tôi trong đó có cục ngọc rắn , gởi nhà Cô tôi ở Q5 Chợ Lớn năm
1968 bị CS đốt cháy sạch .
Nọc rắn tính
về giá trị thương mải còn mắc hơn bạch kim ( platine ) và vàng . Không biết ở
V.N ngày nay có ai khai thác không ? , nhưng ở Pháp có những cơ sở chuyên nuôi
rắn và bọ cạp để lấy nọc . Ngoài ra cũng
có một số người không chuyên nghiệp dùng chiếc kẹp cán dài lùng bắt rắn lục ở
những hàng rào hoặc những lùm bụi để lấy nọc rắn bán cho những viện bào chế .
Rắn là một
sinh vật lắm khi cũng gây nguy hiểm cho con người , nhưng rắn cũng rất hữu ích
vì chuyên diệt chuột , bọ ( một tai ách của nhân loại ) , do đó đặc biệt là ở
nước ta ,vì lợi ích lâu dài giới hữu
trách cần nên có kế hoạch hữu hiệu để tránh việc tàn sát rắn .
Paris , hè 2008
Kỷ niệm về chuyện đồng quê
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire