nặng trên đôi vai gầy của Mẹ?.
Sau nhiều năm nếm mùi hoả ngục, may mắn hơn các bạn bị hoá kiếp
Ngày
nay, tuy ước mơ đó không thành hiện thực và nơi đất khách quê
người con cũng cô-đơn như Mẹ ngày xưa, nhưng con nguyện sẽ luôn theo
gương đạo-đức của Mẹ ‘’ THƯƠNG CON VÀ THƯƠNG TẤT CẢ MỌI
NGƯỜI ‘’.
Mẹ, con nghĩ bên kia thế-giới chắc Mẹ sẽ mỈm cười hài lòng phải không
Mẹ?.
Thú vui câu cá .
Cạnh
nhà tôi có một
cái ao , thỉnh thoảng
một
đàn cá chày nổi
lên bơi
lượn
sát mặt
nước
. Nhìn những
con cá với
những
chiếc
đuôi , kỳ , vi... màu đỏ
cam thật
đẹp
, tôi rất
thích, muốn có để thả trong chậu chơi .
Rồi nghe ai đó nói ‘’ cá chày thích ăn hột cam , hột quít ‘’ , tuổi thơ không phân biệt được thật , hư ,
tôi liền
đi sắm
1 cái cần
câu . Tôi chặt
1 cành tre , róc mắt,
lá làm cần
; lấy
chỉ
may của
mẹ
tôi , nhập
lại
làm nhợ
; rút cọng
kim loại
trong quyển
tập
( agrafe ) làm lưỡi
câu . Thế
là cái cần
câu ngộ
nghỉnh thành hình , tôi lấy 1 hạt quít lột bỏ phần vỏ cứng , móc vào lưỡi câu và đem ném xuống ao . Có lẻ
tưởng con côn trùng nào đó rơi , 1 con cá chày ngoi lên đớp lấy hạt và lôi đi . Tôi giật mạnh cần , con cá không dính ở lưỡi câu nhưng
văng lên bờ giãy đành đạch .Mừng quýnh , tôi quăng cần , chạy đến bắt con cá đem thả vào chậu . Con cá không ngớt quẩy đuôi , thỉnh thoảng hút đầu vào thành chậu tìm lối thoát , lát sau đuối sức rồi chết , tôi tiếc hùi-hụi .
Hôm đó , mẹ tôi nấu canh chua cá lóc , khóm , bạc hà .... , tôi gởi ké con cá chày , nồi canh chua mẹ tôi nấu ngon tuyệt , nhưng ngon nhất có lẻ là con cá chày do chính tay tôi câu .
Cá chày
Ra quân lần đầu tiên , kết quả khả quan , tôi bắt đầu thích câu cá từ đó .
Cũng năm đó , tôi
lên ban đỏ
, Mẹ tôi vốn luôn vất vả vì sinh kế để nuôi Nội tôi và 2 chị- em tôi ,nay phải thêm nhiều âu lo , nhưng bà càng cưng chiều tôi : ngoài những cục đường phèn , những chiếc kẹo đèn cầy để dổ tôi uống những chén thuốc bắc đắng nghét ; sau những buổi chợ mẹ tôi còn quà cho tôi khi thì khúc mía tây ,
mía thanh diệu ,khi thì chùm trái vải, chùm
gương sen hay Cũ co
, cũ ấu... , nhưng thích thú nhất là Mẹ tôi sắm cho tôi chiếc cần câu
thật đẹp với lưỡi câu mua ở tiệm và được tóm bằng sợi nhợ nylon .
Khi tôi sắp hết bệnh , mẹ tôi cho phép tôi được đi câu ở nhà 1 người quen . Người quen đây là gia đình bác Ba . Vài năm trước , vợ- chồng Bác Ba không rõ từ đâu đến xin tá túc nhà tôi . Nội tôi thương tình cho phép cất 1 căn nhà sàn trên
đất gia đình tôi và cho 1 mảnh đất nhỏ để trồng trọt . Bác Ba trai là lính Lê Dương giải ngủ , Bác qua đời
sau đó vài năm . Bác Ba gái làm bánh tằm , bánh khoai mì , bánh xếp ... để độ nhật và nuôi cô con gái nuôi : chị L , lớn hơn tôi vài tuổi , chị thật đẹp .
cá lòng tong
cá chốt
Từ hiên nhà Bác Ba , khi nước lớn có thể câu cá được , do đó khi được mẹ tôi gởi xuống đây , đợi khi nước lên , tôi rải ít cám để nhử cá , rồi với chiếc cần câu mới toanh mỗi hôm tôi câu được 1,2 chục con cá lòng tong đá , đôi khi còn câu được cá he nghệ nhỏ , nhưng nhìn những con cá với đuôi , kỳ ,vi màu đỏ
thật đẹp tôi không nở ăn thịt nên thường đem thả nuôi ở ao nhà . Thỉnh thoảng tôi cũng câu được cá chốt , nhưng ngạnh cá chốt đâm phải thì nhức khủng khiếp , nên mỗi khi dính cá chốt thì hoặc Bác Ba hoặc chị L phải gở giùm tôi .
Tôi càng ngày càng mê thích câu cá , do đó suốt tuổi học trò từ tiểu học đến đại học mỗi khi có dịp tôi đều đi câu .
Sau kinh nghiệm với cá lòng tong , tôi câu đến cá bóng . Trong họ hàng cá bóng thì to nhất là bóng tượng , bóng cát , nhưng chúng chỉ sống ngoài sông , rạch nên rất ít khi câu được ; bóng kèo , bóng xệ , bóng trân ... thì ít , chỉ có bóng dừa là nhiều nhất . Cá bóng dừa thích ở nơi cạn , kín đáo như hang , mội , bọng dừa , bọng cau , ống tre , trái dừa sóc ... cá rất háu ăn nên rất dễ câu . Chỉ cần 1,2 giờ câu , tôi đã có thể có được 1 gáo dừa đầy cá bóng . Cá bóng dừa đem xát tro , chà vảy , kho tộ với tiêu , mở , hành ăn với cơm hay cháo đều thật ngon .
cá bóng cát
cá bóng dừa
Cùng cở lưỡi câu câu cá bóng là cá rô , do đó những khi có ít cá bóng hoặc nước lớn tôi ra ngoài ruộng để
câu thêm cá rô . Trừ cá rô hạt mít ( cở ngón tay ) háu ăn , dễ
câu còn cá rô lớn
rất
nhát nhất là những nơi nước phèn trong , nên câu cá rô thuận lợi nhất là sau cơn mưa nước trở nên đục , tầm thấy của cá kém đi . Cá rô dễ
câu mùa mạ
lúa vừa
cấy
, cá lên ăn cào cào , châu chấu
bám cây lúa . Cá rô ăn mồi
trùn , tép ương
, cào cào , châu chấu
nhỏ nhưng thích nhất là nhọng ong con hoặc trứng kiến vàng .
cá rô
Một
trong loại
cá đồng
có thịt
ngon nhất
là cá lóc . Cá lóc có thể
làm mắm
, xẻ
khô , hấp
, đúc lò , nấu
canh chua ... nhưng
hấp
dẩn
nhất
có lẻ
là món cá lóc bọc
đất
sét nướng
lửa
rơm
, sau đó bóc vảy
, phết
bơ
hay thoa mở
hành nướng
lại
, ăn với
bánh tráng , rau sống , khế , chuối chát , mắm nêm ... thì tuyệt cú mèo .
cá lóc
cá lóc nướng
Tôi chưa từng câu cá lóc bằng cách câu rê ( vì hơi phức tạp ), cũng chưa bao giờ câu theo lối câu cắm ( vì mẹ tôi không cho phép đi đêm , có lẻ bà sợ tôi bị ma con gái bắt ). Cá lóc thích ở những nơi rậm rạp
, ưa lên nơi cạn để nghỉ hoặc săn mồi , do đó chỉ cần móc 1con trùn hoặc 1 khúc ruột gà , ruột vịt vào lưỡi câu đặt ở những nơi đó , lát sau sẽ dính được 1 con cá lóc .
Cá lóc dễ
câu và nhiều
nhất
vào đầu
mùa mưa
, mùa cá đẻ
. Theo dỏi
cá dẩn
đàn con ( cá lòng ròng còn màu vàng cam ) đi ăn và lợi dụng trời chạng vạng tối , móc vào lưỡi câu 1 con nhái nhỏ hoặc 1 con thằn
lằn đem rê rê ngay đàn lòng ròng , để bảo vệ đàn con , cá lóc cha , mẹ sẽ không ngần ngại tấn công con mồi và bị mắc câu .
Năm 70 , tôi có nhiệm vụ tuần tiểu bờ biển Cà-Mau , Rạch-Giá , Hà-Tiên , Phú-Quốc
, một
lần
từ
vịnh
Rạch-Giá
trở
ra biển
, tôi thấy
1 chiếc
ghe máy chở
đầy
thùng bằng
tôn đục
lổ
. Điều
này thật
lạ
, vì không ai dùng thứ
thùng đó để
đựng
cá biển
. Tôi giả
bộ
không để
ý , cho tàu ra khơi
nhưng
vẫn mở radar
. Lúc này trời
đã sẩm
tối
, chiếc
ghe ra khỏi
vịnh
, chạy
dọc
theo bờ
biển
, rồi
đi vào vùng cấm
( vùng tác xạ
tự
do ) , ít lâu sau thì đâm thẳng
mũi vào bờ
. Khoảng mươi phút sau thì trở ra , quay mũi hướng về đường cũ . Tôi cho tàu tăng vận tốc chặn xét . Thì ra là những con buôn liều lĩnh vào vùng cấm để mua cá đem về Rạch-Giá bán lại kiếm lời . Chiếc ghe máy giờ đã khẳm lừ ,những chiếc thùng chứa đầy cá lóc , những con cá đen mun to cở bắp vế . Quê tôi cũng có nhiều cá lóc , nhưng chưa bao
giờ tôi thấy to được như thế ( Sau này , xem émission Cousteau tôi còn
biết
ở vùng Amazone có những con cá lóc thật to nặng hơn 100 kí lô ).
cá trê
Ngoài cá lóc ra , quê tôi cũng có nhiều cá trê . Cá trê trắng thì nhiều hơn , còn cá trê vàng hơi ít , vì lẻ trong mỗi đàn cá trê con , tất cả đều là trê trắng chỉ có vài con là trê vàng . Trê vàng mà đem nướng lửa than , chan thêm mắm gừng , ăn rất ngon miệng .
Cá trê thích mồi hôi thối và rất háu ăn , gặp mồi là nuốt ngay nên tuy dể câu nhưng rất khó gở lưỡi câu .
Hồi tôi làm việc ở Mỹ-Tho , có lần đi kiểm tra chiếc cầu nổi ( ponton )tôi phát hiện 1 ổ cá trê lớn sống dưới gầm cầu . Sau đó , mỗi đêm đợi khi nước ròng sát , tôi đến câu 1 ,2 kí lô cá trê thật dễ dàng . Ít lâu sau , nhân viên tôi biết cũng đến câu , thậm chí còn lén dùng vợt điện để bắt cá . Đàn cá hoảng sợ bỏ đi hết .
Cũng thời
làm việc
ở Mỹ-Tho tôi còn có dịp câu cá bông lau và câu tôm .
Nếu trước kia , hồi học ở Nguyễn-Đình-Chiểu , tôi chỉ được
tháp tùng ông chủ nhà trọ đi câu cá bông lau ở gần cù lao Rồng , thì lần này tôi chủ động câu cho chính tôi .
Cá bông lau sống nơi nước ngọt và nước lợ , thuộc loại ăn tạp : trùn, thịt bò , hotdog , ruột gà - vịt , con dán , ... đều thích . Nhưng những thứ mồi này cá khác cũng thích ăn , còn mồi dán thì hơi nguy hiểm vì trong con
dán thường có loại vi trùng hoại huyết và chân con dán cánh có rất nhiều gai dễ
đâm vào tay khi ta móc mồi
. Tôi thì thích câu với
mồi
cơm
cháy . Mồi
này thì chỉ
có cá bông lau ăn, hơn
thế
mồi
cơm
cháy cứng ngâm trong nước sẽ trở nên mềm , khi cá ăn ta giật mạnh mồi sẽ rả ra , lưỡi câu sẽ dể đâm sâu vào miệng cá . Cá bông lau có rất nhiều ở sông Mỹ-Tho , Sông Sài-Gòn ... nhưng nhiều nhất có lẻ là ở sông Bồ-Đề ( Cà-Mau ), ở miệt rừng U-Minh cá ăn cả trái mắm và bị say , nổi lờ đờ
trên mặt nước , có thể dùng vợt bắt được dễ-dàng .
Thú vị
nhất
trong việc
câu có lẻ
là câu tôm . Ở
quê tôi , người
ta câu tôm ban đêm , không dùng lưỡi câu mà chỉ xỏ trùn làm 1 khoanh lớn hoặc dùng 1miếng cơm dừa khô làm mồi . Khi tôm đến ăn , thì nâng từ từ cần lên và dùng vợt bắt tôm .
tôm càng
tôm nướng
Khi tôi vừa thuyên chuyển về Mỹ-Tho , hết giờ làm việc
tôi thấy
thật
đông SQ và nhân viên xuống cầu tàu câu , tò mò tôi đến xem , thì ra họ câu tôm bằng cần câu với lưỡi câu . Vài hôm sau tôi nhập cuộc và
chẳng
bao lâu tôi trở
thành vua câu tôm của
trại
.
Lưỡi câu tôm thì có hình dáng hơi giống chiếc liềm , khi tôm ăn thì phăng nhợ lên và không giật cần như khi câu
cá . Tôm rất thích mồi hà ( một loại trùn sống dưới bùn , có nhiều máu và mềm hơn trùn đất ) , Ở sông Mỹ-Tho tôm có nhiều nhất khoảng tháng 10 dl , danh từ chuyên môn gọi là tôm xổ , khi mà nước phèn từ trên thượng nguồn đổ xuống lùa tôm chạy dồn đi tìm nơi ít bị xót mắt . Vào dịp đó , chỉ với 2 cần câu , mỗi cuối tuần tôi có thể câu được vài kí tôm dễ dàng .
Tôm càng sen cái nhiều gạch , nhiều thịt hơn tôm đực , đem nướng lửa than , xé thịt trộn gỏi với ngó sen , rau thơm ... ngon hết xẩy .
lươn
lươn cắt khúc
canh chua lươn
lươn xào lăng
Một trong những loài cá đồng được mọi người ưa chuộng là lươn . Lươn không có kỳ , vi , thịt không có xương nhánh . Lươn chế biến được rất nhiều món ăn như : xào lăng , um, lẩu ... nhưng độc đáo nhất phải kể đến món dồi lươn ăn với mắm me thì ngon tuyệt .
Câu lươn phải cần đến lưỡi câu thật cứng ( thường làm bằng kèo dù ) và nhợ thật chắc . Lươn là loại ăn đêm , ngày ẩn trong hang . Lươn thích mồi trùn hổ hoặc cá thòi lòi . Lươn tương
đối nhác
và càng lớn
thì càng khôn ngoan , do đó câu lươn cần phải thật kiên nhẩn . Phải dùng 1 cọng sậy hay 1 nhánh tre nhỏ để giúp đưa mồi vào sâu trong hang , rồi khi lươn ăn phải dùng khá nhiều sức , thêm chút kỹ thuật mới kéo lươn ra được khỏi hang .
Sau cá đồng
, tôi cũng có dịp
câu qua 1 loại
cá trắng
: cá mè vinh . Cá mè vinh thuộc
loại
ở sông , ăn nổi trên mặt nước khi nước lớn . Cá nuôi trong bè ở Châu-Đốc , Kiến-Phong , Hồng -Ngự , ... thì
thức ăn là lúa , cám , bèo , dưa hấu , bí đỏ , cà tô mát, xà lách ...nhưng trong thiên nhiên thì cá rất thích ăn lá cứt quạ . Do đó , muốn câu cá mè vinh thì cột 1 chùm lá
cứt quạ đã ngắt bỏ hết lá non , treo sát mặt nước ,
khi cá đến
ăn ( thấy
chùm lá bị
rung động
) thì thả
lưỡi
câu đã móc sẳn
miếng
lá non , thấy
mồi
ngon cá sẽ
ăn ngay . Cá mè vinh chiên vàng , ăn với nước mắm chanh , tỏi , ớt thêm chút xoài sống băm rất ngon nhưng đem hấp với tương hột , kim châm , nấm mèo ... thì cũng không ai có thể chê được .
cá mè vinh
cá he nghệ
Ngoài việc câu bằng cần , tôi cũng có thử qua kiểu câu giăng . Dụng cụ câu thì gồm 1 đường dây nhợ thật chắc , dài hàng trăm thước
với
thật
nhiều
lưỡi
câu . Một
đầu
nhợ
buộc
vào cục
gạch
thả
chìm dưới
đáy sông , đầu
kia cột
vào 1 phao nổi
thường
là trái dừa
điếc . Mồi câu là trùn hổ , tép hay con bà chằn ( một loại ốc không vỏ , thịt rất dai ). Nơi thả câu lý tưởng
là ngả
3 sông hoặc giao điểm của sông và 1 con lạch lớn . Vì đường dây có rất nhiều lưỡi câu nên tỉ lệ cá bắt được ( thường là cá ngác , cá út , cá lăng , cá phèn ,
cá cốc
, cá thác lác ... ) cũng nhiều hơn câu bằng cần , nhưng câu giăng cũng có điều bất tiện là phải có xuồng để thăm câu , ngoài ra phải luôn canh chừng
để
xuồng
, ghe qua lại
không cầm
nhằm
.
Sau cá đồng
, cá sông , tôi câu đến
cá biển
. Cá biển
thì trừ
một
số
ăn phiêu sinh vật
( plancton ) , rong , san hô ... còn hầu hết đều thuộc diện cá lớn nuốt cá bé , do đó mồi câu thông dụng là tép sống , con mực , mồi giả bằng nhựa có dạng giống con cá , con mực
... .
Với những loại cá ăn rong hoặc có miệng nhỏ , phải dùng lưỡi câu chùm để câu . Khi cá đến ăn mồi được móc
trên chùm lưỡi
câu , ta giật
mạnh
cần
, chùm lưỡi
câu sẽ
móc vào thân cá . Trong những
loại
cá này có cá dìa thịt
rất
ngon .
cá dìa
Năm 68 , những
khi tuần
dương tàu chạy với vận tốc chậm , chúng tôi thường kéo theo 1 , 2 dây câu thật dài , đầu nhợ có 1 phao nổi , lưỡi câu và mồi là cái lông vịt trắng .
Thật
đơn
giản , nhưng thỉnh thoảng cũng bắt được vài con cá thu nặng dăm , ba kí . Vùng vịnh Phú-Quốc và khu vực cù lao Ré ( Quảng-Ngải ) có rất nhiều cá thu .
Có lần
, ngoài khơi
cửa
Ba-Động
( Vĩnh-Bình ) , tôi câu được
1con cá đuối
nặng
hơn
30 kí lô . Biển
V.N có rất
nhiều
cá đuối
, nhất
là ở
vùng quần
đảo
Hải-Tặc
( iles des Pirates - gần Hà-Tiên ) và khu vực cửa Gành-Hào . Thịt cá đuối hơi khai , nên không được chuộng lắm , chỉ thích hợp để nấu ca-ry , canh chua hoặc làm khô .
Cá đuối
Vùng biển
Vĩnh-Bình cũng có rất
nhiều
cá nóc , 1 loại
cá độc
( poisson poison ) ăn có thể
chết
, nên ít người V.N nào dám ăn , nhưng người Nhật-Bản thì rất sành ăn và để được chế biến thức ăn từ cá này , người đầu bếp Nhật phải qua 1 khoá học đặc biệt khá lâu (khoảng 3,4 năm ) và phải tốt nghiệp với bằng cấp .
Vùng sông Dinh ( Bà-Rịa , Vũng-Tàu ) vào đầu mùa mưa có từng đàn hàng vạn , hàng chục vạn cá nóc nhỏ cở ngón chân cái bơi sát mặt nước ,
tiếc
thay không ai có ý bắt
nuôi để
xuất
cảng
sang Nhật
( 1 kí cá nóc ở
Nhật
giá khoảng
15 đô la ) .
cá hanh
cá mú
Cá biển
ngon có : cá hanh ( daurade ), chim , thu , mú (merou )...v.v . Riêng cá mú thích sống ở những nơi có hang , động , đá ngầm , san hô ...do đó câu cá này phải thật cẩn thận
để tránh nhợ bị san hô cắt đứt . Khu vực
Hoàng-Sa có rất
nhiều
cá mú lớn .
Thịt cá mú đem chiên , chưng hay nấu ca-ry đều rất ngon .
Năm 69 , khi công tác ở
Phú-Quốc
, nhiều
lần
tôi được
tham dự
câu mực
( còn gọi
là thẻ
mực
) với
những
người
thợ
câu chuyên nghiệp
.
mực ống
mực nan
Dụng cụ thẻ mực thật đơn giản gồm : 1 chiếc đèn thật sáng , 1 chiếc vợt cán ngắn , 1 dây câu khoảng 10 m với 2 , 3 lưỡi câu và 1 cục chì ở đầu nhợ .
Trước khi trời tối , người câu mực
đem ghe nhỏ
đến
neo sẳn
ở khu vực có nhiều mực
cách bờ
vài cây số
, nước
sâu khoảng
5 , 7 thước
.
Khi trời tối , đèn được thắp sáng và treo ở thành ghe . Mồi câu là con mực
hoặc
miếng
vải
trắng
nếu
chưa
có sẳn
mồi
mực . Khi cục chì của dây câu vừa chạm đáy biển ,
nhợ
được
phăng lên , cá mực
theo mồi
lên đến
mặt
nước
thì bị
chói đèn và bị
vớt
bỏ
vào ghe . Mùa thẻ
mực
ở P.Q kéo dài 4 , 6 tháng , người câu giỏi và trúng mỗi đêm có thể bắt hơn trăm kí mực .
Mực ống , xẻ , rửa sạch bằng nước biển , phơi 2 nắng , đem nướng bằng alchool hoặc rượu đế ,
nhậu
với
củ
kiệu
, uống
bia lạnh
thật
ngon , nhưng
món dồi
mực
: râu mực băm với thịt ba rọi , ướp tiêu , hành , tỏi ... dồn vào thân mực
đem hấp
rồi
chiên lại
, cuốn
với
bánh tráng , rau sống
, chấm
mắm
nêm thì ngon hết
xẩy
.
mực xào
khô mực
mực nhồi
cua biển
rùa
Tuổi
trẻ
của
tôi thật
hiếu
động
, hiếu
sát , nên từ cửa Việt ( vĩ-tuyến 17 ) đến Cà-Mau , Phú-Quốc
; từ
chốn
biển
khơi
đến
đồng
bằng
Cử-Long
, những
sông ngòi , kênh , lạch
mà tôi đã đi qua ; thậm
chí cả
thời
đi tù ở miền Bắc , do nghiệp chướng dẩn lối , tôi đã sát hàng hà , sa số tôm , cá và tôi đã hảnh diện về những thành tích đó , cũng như đã thật vui thích khi được xưng tụng là vua câu , bắt tôm cá .
Ngày nay , từ khi bước vào đường thiền , tôi nghiệm ra rằng :’’ con người sống trên
trường đời cũng giống như con cá tung tăng bơi lội trong sông , hồ hay biển cả . Khôn ngoan đến đâu rồi cũng có khi bị mắc bẩy và mồi càng hấp dẩn càng hiểm nguy . Con người khi bị mắc bẩy dù là bẩy
tình hay bẩy gì cũng đều khổ sở , đớn đau , nhưng sự khổ đau đó chắc chắn không thể sánh với việc mắc bẩy lưỡi câu của cá . Cá dẩy dụa , oằn oại , rên xiết ... và chờ chết , nhưng ta vô minh đã không biết được điều đó . Chính vì nghĩ thế , mà từ hơn 2 thập niên nay tôi đã buông dao đồ tể "
.
Paris , xuân Ất Dậu 2005
Theo người Tàu thì họ đã biết thưởng thức trà từ hơn 4 thiên niên kỷ ,
trong khi thế giới thì chỉ khoảng 15 thế
kỷ trở lại thôi . Thoạt đầu theo bước chân của các thương nhân trà xâm nhập các
nước láng giềng của Tàu như Mản Châu , Mông Cổ , Tân Cương ,
Tây Tạng , Ba Tư và một số nước Á Rạp .
Tản mạn về trà
.
Năm
2737 trước Tây lịch , nước Tàu được trị vì bởi
Hoàng Đế Shen Nung
Tương truyền rằng : ‘’
mỗi khi vị Hoàng Đế này dạo vườn thượng uyển , thì các cung nữ luôn dâng cho Ông 1 tách nước nóng để
giải khát , nhưng có lần một lá trà đã rơi vào tách nước đó . Lát sau ,
khi dùng tách nước có màu hổ phách và
mùi thơm lạ , nhà vua rất đẹp dạ . Từ đó trà được phổ biến ở Tàu và người dân của
xứ này rất là ưa thích ‘’.
Thưởng thức trà
Thực ra , trà hoang mọc rất nhiều ở
những vùng biên giới giữa Tàu với Ấn Độ , Miến Điện và vì có nhiều dược tính , nên từ xa xưa người
ta đã biết dùng lá trà để làm thuốc trị bệnh rối loạn đường tiêu hoá , bệnh thống
phong …..
Ở trạng thái hoang dã , cây trà
có thể cao đến 10m , nhưng khi trồng ở các đồn điền , nhằm để dễ dàng cho việc
thu hoạch lá , trà chỉ được cao tối đa 1,5m . Cây trà được trồng bằng hạt ( to
cở hạt nhãn), thuộc loại dể trồng , hạp
với đất nhiều acide và nơi mưa nhiều .Tuy nhiên chỉ có trà trồng ở cao độ hơn
1200m th ì l á tr à mới c ó phẩm chất tốt
nh ất .
Ngoài Tàu ra , ngày nay từ vĩ
tuyến 45° Nam đến vt 45° Bắc , trà được
trồng khắp nơi , nhưng nhìều nhất là ở Ấn
Độ , Tích Lan ( Sri Lanka ) , Kenya , Turquie , Indonésie , Argentine ,
Nga……. Tuỳ thổ nhưởng , khí hậu … và
cách chế biến khác nhau mà hương vị và mùi vị của trà ngày nay thật đa dạng .
Vườn trà
Theo cách phân loại tổng quát
thì trà gồm 3 loại : trà xanh , ô long và trà đen .
Trong khi người Tàu và người Nhật chuộng
trà xanh , thì 98% trà tiêu thụ ở Âu - Mỹ là loại trà đen .
Người Âu - Mỹ sớm phát triển về khoa học , kỹ thuật , nên
việc sản xuất trà của họ thuờng cũng không theo pháp thủ công mà theo quy trình
sau đây :
Đọt trà (tối đa 5,6 lá) sau
khi thu hoạch được xấy bằng luồng không khí mát hoặc nóng khoảng 24 giờ , lá
trà sẽ mất đi 40% trọng lượng .
Nghiền , ép để loại tinh dầu
và diếu tố ( enzyme ) trong lá trà .
Rây để lấy phần lá đã mịn (và
tiếp tục nghiền lại phần chưa mịn …)
Ủ trà trong 4 giờ với khí ẩm
để lên men .
Sấy khô trà với luồng khí thật
nóng .
Như thế là trà đen đã sẵn sàng để dùng ,
tuy nhiên , do thị hiếu của khách hàng
trà đen sau đó thường được pha chế để được thơm hơn , ngon hơn … bằng cách trộn
với một số loại hoa , trái cây khô hay dược thảo . Sự chế biến này vô cùng quan
trọng để định giá trị của các hiệu trà ; tương tự như việc Thuỵ Sĩ và Ý không hề trồng café , nhưng café
do họ chế biến và sản xuất lại thuộc hạng ngon nhất thế giới .
Chế biến trà
Đến đầu thế kỷ thứ 9 , trà Tàu được các nhà sư mang sang xứ Phù Tang . Rồi nhờ bản chất
thông minh cộng với nền văn hoá đặc thù
, người Nhật đã nâng việc thưởng thức trà lên hàng nghệ thuật độc đáo gọi là ‘’ trà đạo ‘’ .
Trà đạo Nhật Bản
Mải đến đầu thế kỷ 17 , người Âu mới biết được
trà nhờ người Hoà Lan ( năm 1606 kiện trà đầu tiên đến Amsterdam ) , nhưng công
phổ biến trà cho cả thế giới thì lại do người Anh .
Trong khi ở Á Châu , từ lâu trà đã là thức
uống hàng ngày của mọi người thì ở Âu Châu vào đầu thế kỷ 17 , trà còn là mặt
hàng hiếm , đắt giá … chỉ dành cho giới quyền quý , khá giả …( năm 1664 công ty Đông Ấn của Anh dâng trà cho Vua Charles II ). Thời kỳ này , mỗi khi những chuyến tàu chở
trà cập bến Amsterdam hay London đều là ‘’ chuyện thời sự nóng hổi ‘’ và các
công ty Hoà Lan , Anh đã cạnh tranh ráo riết để giữ độc quyền khai thác mặt
hàng ( trà ) béo bở này .( Cũng chính do việc tranh lợi về trà giữa người Anh chính quốc và người Anh lập nghiệp ở
Hoa Kỳ mà vào hậu bán tk18 ‘’ chiếntranh trà ‘’ đã nổ ra ở Boston –Bang Massachusetts , khơi mào
cho cuộc chiến giành độc lập của Hoa Kỳ ) .
Mải đến năm 1869 , kênh đào Suez được mở ,
thời gian vận chuyển bằng đường thuỷ từ Á sang Âu được rút ngắn cộng với
việc các tàu chạy bắng hơi nước đang thay dần các tàu buồm
và nhất là do sáng kiến của Sir Thomas Lipton mà giá trà không còn đắt đỏ , đại
chúng Âu- Mỹ mới nếm được mùi vị của trà .( Sir Thomas Lipton sinh năm 1829 , gốc Ái Nhỉ Lan di cư sang Tô Cách Lan , làm
thương mải năm 21 tuổi theo phương pháp của người MỶ , rất thành công .Năm 1890
, Ông mua 7 đồn điền trà ở Tích Lan . Nhờ nhiều sáng kiến và giỏi về thương mại
, ngày nay hiệu trà Lipton rất nổi tiếng được
bán ở hơn 120 qu ốc gia ).
Ở Châu Âu , ngoài trà Lipton còn có nhiều hiệu
trà khác cũng rất nổi tiếng như :
Twinings đặc biệt pha trộn nhiều hương vị
thơm và các loại trái cây đỏ , năm 1837 hảng trà Twinings chính thức được phép
cung cấp trà cho Nữ hoàng Victoria ; hiệu trà Tetley với nhiều sáng kiến
như túi trà hình tròn với 2 sợi chỉ để ép làm ráo nước ; Kusmi Tea gốc là
trà nước Nga , từng cung cấp cho Sa
Hoàng (ở Paris - Qu ận 6 c ó 1 restaurant-salon de thé phục vụ hiệu trà này ) .
Ở Á Châu , Ấn Độ là quốc gia sản xuất trà
chỉ đứng sau Tàu ( T 27% , AĐ 24% lượng trà trên TG theo thống kê năm
2006 ), v à các vùng Assam ,Darjeeling , Nilgiri sản xuất trà ngon nhất .
Tàu
, là ‘’ cái nôi của trà ‘’ cộng với nền
văn hoá lâu đời nên có rất nhiều danh trà như : Trảm mả trà , Trùng diệp
trà ,Thiên trụ trà , Tiên nhai trà , Vân trụ trà …nhưng đặc biệt nhất là Trinh nữ trà ( còn gọi
là Tố nữ trà hay Trà Cô Nương ) là loại trà không ướp bằng hoa mà bằng da thịt
con người . Túi nhỏ trà được đeo vào ‘’ chỗ kín đáo ‘’ của các nàng trinh nữ . Theo sự mô tả thì trà ngon thượng hạng và có công dụng bồi dưỡng sinh khí , cải lão
hoàn đồng , làm sáng mắt , khoẻ mạnh , rất công hiệu cho các bậc đại lão .
Riêng Việt Nam , có lẻ những sách xưa của ta đều bị Mả Viện
( nhà Hán ) , Trương Phụ và Mộc Thạnh ( nhà Minh ) cướp mang hết về Tàu , nên
không có tài liệu nào nói rõ là Ông , Cha chúng ta đã biết dùng trà từ lúc nào . Tuy nhiên
trong quyển ‘’ Trà Kinh ‘’ , tác giả Vũ Thế Ngọc cho rằng : ‘’ chính các
danh túc về trà của Tàu đã đề cập về loại trà ngon của VN
nay đã tuyệt tích ‘’ và trong ‘’ An Nam
Chí Lược ‘’ của Lê Tắc : ‘’ … đời Nhà Đinh
, vua Đinh Liễn đã phải cống trà thơm sang Tàu. Nguyễn Trải trong ‘’ Dư Địa Chí ‘’cho biết ở
Châu Sa Bôi ( Vùng Cam Lộ - Quảng Trị ) sản xuất ‘’ trà Tước Thiệt ‘’ ( trà búp
nhỏ như lưỡi chim sẽ ) rất quý .
Ở Hà Tây , có những cây trà quý gốc to 2 người ôm chưa xuể . Ở Hà Giang , huyện Yên Minh cũng có những
cây trà cổ thụ to như thế . Mỗi năm , thời
kỳ đầu xuân , dân đeo ống bương ( lồ ô ) leo lên hái búp về ủ và chế biến theo
phương pháp cổ truyền địa phương Lũng Thìn , được vài kg và được đảng bảo vệ như đồ quốc bảo để dâng lên các lảnh
tụ tối cao của đảng và nhà nước .
Trước 1945 , ngoài Bắc có trà Chính Thái ,
Trà Móc Câu ( Thái Nguyên ) , trong Nam có trà Bảo Lộc Lâm Đồng khá nổi tiếng .
Trà
Ô Long VN
Ngày nay , ở VN không có hiệu trà nào nổi tiếng tầm vóc quốc tế , nhưng bù lại về thể loại
trà thì thật đa dạng , từ loại tự nhiên không pha chế đến các thứ trà thơm ướp
hoa lài , hoa ngâu , hoa sói , hoa sen ….và đặc biệt là loại pha trộn với các
dược thảo để vừa
giải khát vừa có công dụng hổ trợ cho sức khoẻ như : trà
cam thảo , trà gừng ,trà khổ qua , trà hà thủ ô , trà quế (canelle ) , trà trái
nhào , trà nhuỵ sen , trà sâm ,…… .Tuy
nhiên , do sự thiếu lương thiện của một số
nhà sản xuất và con buôn cùng với sự thiếu trách nhiệm của giới hữu
trách , đôi khi có những loại như trà đinh , trà
Sapa … rất nguy hiểm cho người tiêu dùng ( xin xem lời báo động của Giáo Sư Bác Sĩ Trần Đại Sỹ đã phổ biến trên mạng về sự nguy hiểm khi dùng trà đinh
) .
Dùng
trà ( uống trà ) theo ngôn ngữ thông thường
thì chỉ là sự giải khát , nhưng theo giới tao nhân , mặc khách hay người
sành điệu thì cũng phải có nghệ thuật .
Tuy không thể nào sánh nổi v ới‘’ trà đạo
‘’ của Nhật , nhưng VN vốn chịu ảnh hưởng
nhiều bởi văn hoá Tàu nhất là của các triều đại Thịnh Đường và Tống , nên việc thưởng thức trà của Ông , Cha
chúng ta cũng rất là huê dạng .
Nghệ thuật thưởng thức trà của
Tàu đã bị Nhà Nguyên ( Mông ) , Nhà Thanh ( Mản ) vốn là văn hoá của dân du mục
, huỷ diệt . VN thì từ thế kỷ 19 đến nay chiến tranh triền miên , do đó việc dùng trà cho có nghệ thuật tất
nhiên cũng bị mai một .
Bình trà
Ấm và tách trà
Trà ngon chưa đủ , còn cần có trà cụ tốt ( siêu đun nước , ấm chuyên ,
chén tống , chén quân ,…) , nước pha trà
tốt và phải pha chế đúng ( như nước đun
chỉ vừa sủi tăm mắt cá , mắt cua ) …. .
Trong truyện ‘’ những chiếc ấm đất ‘’ văn hào Nguyễn
Tuân đã tả không đúng sự thật vì khi lấy
nước tốt ở giếng nước chùa Mai chứa vào 2 cái nồi xong , người lão bộc còn bẻ 2 cành lá đào bỏ
vào nồi nước để khi gánh đi khỏi sóng
sánh đổ phí nước …. . Ta biết rằng nhựa lá đào khá độc , người ta thường dùng lá đào nấu nước tắm để
trị ghẻ . Do đó nồi nước dù tốt nhưng có lá đào mà dùng nấu để pha trà là hỏng
bét .,.
Paris , Thu 2011
TKD
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire