Mỹ
Tho niềm nhớ
(
Nhân Ca Sĩ nổi tiếng Trung Chỉnh - người Mỹ Tho vừa qua đời hôm 15.02.2025 , đã
để lại niềm tiếc thương cho hàng triệu người mến mộ Anh . Chút kỷ
niệm về Mỹ Tho lại hiện về trong tâm khảm tui ) .
Tui quê quán Cái Bè , sau bậc Tiểu Học
tui thi đổ vào Trường Nguyễn Đình Chiểu - Mỹ Tho và được học bổng .
Năm 1957 , tui ở trọ nhà người quen ở
đường Trưng Trắc , cách rạp chiếu bóng Định Tường hơn mươi mét .
Nơi tui ở là tiệm trồng răng & bịt
răng , cha truyền con nối , mặt tiền nhà còn cho người khác thuê làm tiệm bán
đồng hồ , mặt sau nhà là đường Phan Văn Hùm , cách đó vài mươi mét có
quán bóng bàn Châu Diều nổi tiếng mà Mai Văn Hoà , Trần Văn Inh , Lê Văn
Tiết , …trước khi đi dự giải Merdeka - Mả Lai đã tranh tài để được tuyển chọn
ở đây .
Quán này có 2 cô con gái : cô em tên Cẩm
Vân , đánh bóng bàn thật giỏi lại xinh đẹp , nên thu hút vô số nam thanh đến
giải trí , mong “ rắp ranh bắn sẻ “ .
Tui bắn giàn thun giỏi : cu , cưởng , sáo
, trao trảo , chim sâu , …. gì tui cũng hạ được , nhưng tui không hề có ý
“ bắn sẻ “ mà chỉ đến đây để thụt billard và đá banh bàn .
Tui mê chơi đến độ đã nướng trọn tiền học
bổng 1 năm (1.800 đồng ) và bị Mẹ tui trách : “ mày hổng thương
tao , nhà mình nghèo , mày lại hoang phí
, … “
, từ đó đến nay 68 năm tui không hề cầm lại cây cơ .
Đường Trưng Trắc bắt đầu từ đầu cầu Quay ,
nằm dọc theo Rạch Bảo Định ( sông Mỹ Tho ) , cuối đường gặp đường Gia
Long nằm dọc theo sông Tiền , có vườn hoa Lạc Hồng - đối diện với Cù Lao
Rồng .
Đường Trưng Trắc thật sầm uất , với
nhiều tiệm : bán đồng hồ , trồng răng , đóng giày , tiệm vải &
may y phục (nổi tiếng nhất là tiệm Văn Minh , chủ tiệm từng tốt nghiệp
khoá cắt may ở Paris ) , ..... và nhộn nhịp nhất là về đêm với những kiosques
dọc bờ sông bán đủ thứ thức ăn thật ngon .
Đường Trưng Trắc còn được mọi người dân
Mỹ Tho biết đến nhờ rạp chiếu bóng Định Tường có trang bị máy điều hoà
không khí , chuyên chiếu phim Âu Mỹ và tui được coi ké đôi lần .
Số là tui trọ chung với 3 người
đẹp : Cô trạc tuổi tui thì học Bán Công Thiên Hộ Dương , còn 2 Chị kia thì học
Đệ Nhị Cấp trường Lê Ngọc Hân và khi ngủ thì tui là cục nhưn nằm
giữa 2 Chị .
Nghe nói trước kia nhà có người treo cổ
tự tử ? nên các Bà luôn sợ ma , lạ một điều là đã sợ ma , nhưng
lại khoái xem phim ma : quỷ nhập tràng , người mặt sáp , con quỷ đường
nhà xác , … các Bà đều đi coi và luôn bao cho tui 1 vé để theo bảo hộ , tối về
học bài các Bà còn bồi dưỡng cho tui chè , cháo để cùng thức nhưng tui vô tư ăn
xong thì ngủ chỏng cẳng ( hì hì ) .
Ông chủ nhà nơi tui ở trọ là một Nha Công
, tiền bạc rủng rỉnh vì thời đó có mốt bịt răng vàng .
Ông thích câu cá bông lau , nên thỉnh
thoảng thuê ghe đi câu cá cạnh cù lao Rồng . Cá ba sa , cá bông lau là
loại ăn tạp , thật dễ câu , nhưng Ông câu dở nên thường về tay không hoặc
mua cá của người khác , về nhà khoe là đã câu được .
Năm 1958 , tui đổi nơi trọ ( chắc vì Đoàn
Xuân Thu dzớt cô Muội - con chú Phu , xe hủ tiếu cạnh tiệm vàng
Khương Hửu cách nơi tui trọ khoảng mươi mét , xem “ chiếc áo bà ba hình
chữ Hỷ “ https://petruskyaus.net/chiec-ao-ba-ba-hinh-chu-hy/ ) .
Nơi trọ mới này nằm trên đường Lê Lợi ,
cạnh trường Tàu Quảng Triệu ( sau đổi là Việt Tú ) , thỉnh thoảng chúng
tôi được cho vào chơi bóng rỗ và đánh vũ cầu trong sân trường .
Nhà trọ thì có hơn chục người ,
trong đó có 5 đứa từng học chung lớp Tiếp Liên ở Cái Bè ( 1 thằng bạn và 3
người đẹp học Lê Ngọc Hân ) .
Nơi tui ở trọ còn có nhân vật khá đặc biệt
tên PVM , công chức của Nông Tín Cuộc , sau này là Anh Rể của Bà Mai Anh - Phu
Nhân của TT. NVT , làm Quản Gia tư dinh của Bà T gần giếng nước MT .
Năm 1972-1973 tui làm việc ở CCHQ / MT ,
một Anh Bạn cùng trọ sau làm SQ Quân Lương Tỉnh Long An , mỗi lần xuống Ty Ngân
Khố MT lảnh tiền cho Tỉnh LA thường ghé thăm tui và
rủ đi thăm Anh M để nhờ Anh này giúp tiến thân , nhưng tui từ chối .
Nhà hàng xóm sát vách nơi tui trọ là nhà
" Bà Đốc " - vợ trước của Thầy Phạm Công Bình , đẹp
và giàu . Bà có chục nghìn mẫu đất ở Trà Vinh , hàng năm phải về đó cả tháng
trời để thu thuế .
Bà có 3 người con : Chị hai Hường là Giám
Thị của Trường Lê Ngọc Hân , Chị Ba ... là Giáo Sư Trường Quốc Gia Âm Nhạc
, Chị Út Lan hơn tui 1 tuổi học LNH .
Khi Bà Đốc mất , Chị L hưởng trọn gia tài
.
Thời TT . T với luật người cày có ruộng ,
tất cả đất của Chị bị truất hữu , nhưng được bồi thường . Đến tháng 04.1975 thì
tất cả công khố phiếu vả tiền gửi trong ngân hàng đều mất sạch , thật tội
nghiệp .
Một người hàng xóm khác là phu nhân của
Thầy Trần Văn Ất ( dạy toán nổi tiếng ở NĐC ) .
Đệ tử của Thầy Ất là Ông Trần Hữu Thế (
quê Cai Lậy ) lúc làm Bộ Trưởng Giáo Dục , có lần đã chọn đề toán của Thầy
Ất cho kỳ thi Tú Tài , nên năm đó học trò Ban B của NĐC " trúng
tủ " đã đổ đạt với tỷ số thật cao ( thời Hồ Trường An thi tú
tài ) .
Cuối đường Lê Lợi là đường Alexandre de
Rhodres dọc Rạch Bảo Định là nơi đóng xe ÁĐông nổi tiếng của Thầy Hài (
máy và bánh xe phải nhập , còn lắp ráp và thùng xe thì hoàn toàn do thợ của
Thầy H gia công ) .
Khu đối diện với đường Lê Lợi &
Phan Hiến Đạo là hậu cứ của Trung Đoàn Thiết Giáp Kỵ Binh Nguyễn Văn Muôn do
Thiếu Tá Lâm Quang Thơ là Tỉnh Trưởng ĐT kiêm CHT . Tr Đ .
Chính đơn vị này đã giúp Ông NĐD thoát vụ
đảo chánh của ĐT . NCT năm 1960 ( MT cách SG 70 km ) .
TT . D
thưởng tiền và thăng cấp cho Th.Tá T lên Đại Tá , Th.tá .T nhận tiền để
khao thưởng binh sĩ có công , nhưng từ chối việc được lên Đại Tá " với lý
do là Sợ Trèo Cao Té Nặng " và Ông đã bị giam
lon cho đến sau lần đảo chánh năm 1963 .
Đại Tá Trần Thiện Khiêm khi đó là Tư
lệnh Sư đoàn 21 Bộ Binh kiêm Tư lệnh Quân khu 5 ở Cần Thơ cách SG 177
km , lại nhận công ,được TT. D tin dùng và trọng dụng ?
.
Trường Nguyễn Đình Chiểu thật nổi tiếng
, quy tụ những học sinh từ các tỉnh lân cận ĐT như : Vĩnh Long , Kiến Hoà , Long An , ... đến học . Trường đã đào tạo
nhiều người tài giỏi cho đất nước từ cấp Lảnh Đạo , BT , NS như các Ông :Trần
Văn Hương , Nguyễn Bá Cẩn , Dương Kích Nhưỡng ...( không
kể những người theo VC như Huỳnh Tấn Phát , Phạm Hùng , Nguyễn Hữu Hạnh ... ) .
Những Tướng Lảnh như : Ngô
Quang Trưởng , Trần Bá Di , Phạm Hà Thanh , .... .
Những nhà văn nổi tiếng như : Hồ Biểu
Chánh , Xuân Vũ , Hồ Trường An , ... .
.....................
Tui cũng học trường này , nhưng dở
ẹc , học Tiểu Học thì năm nào tui cũng lảnh thưởng , nhưng ở bậc Trung
Học thì không hề được lảnh thưởng . Tui đổ thừa là vì nhà nghèo không có tiền
mua sách vở hoặc đi học thêm , cuối tuần lại phải về quê phụ Mẹ làm bánh bán (
nguỵ biện ) .
( có lần đi trả sách mượn của thằng Bạn
gần giếng nước , bị mắc mưa ướt như chuột lột , tui được một người Bạn khác
tặng cho cái quần cũ , tui thật cảm động và nhớ muôn đời , xin xem " Tình
Bạn tuyệt vời " http://trankimdiepk17hq.blogspot.fr/2016/07/tinh-ban-tuyet-voi.html .
Ở bậc TH , môn tui khá nhất là Sử - Địa ,
thi lục cá nguyệt thường tui luôn đứng nhất .
Năm Đệ Lục , Thầy Năm dạy Sử - Địa , cùng
quê Cái Bè với tui , em Thầy tên Sáu cùng học Tiểu Học với tui , tui lại khá về
SĐ nên Thầy thật thương tui , thỉnh thoảng kêu tui đến nhà Thầy để chỉ dạy thêm
.
Trường NĐC có câu vè mà ai học trường
này chắc đều biết : “ Nguyễn Đình có 4 Giáo Sư : Lược lùn - Thầy Hiệu Trưởng , Định mập - Thầy Giám Học , Chí lăm - Thầy Tổng Giám Thị , Vạng Ròm - Thầy Phó Giám Thị & thân phụ
của Th.Tướng Trần Bá Di ) .
Thầy HT Phạm Văn Lược sau hoán chuyển với
Thầy Toản về làm HT trường Pétrus Ký và sau đó làm GĐ Nha Khảo Thí .
Khi làm HT trường NĐC , nhà Thầy ở góc
đường Lê Lợi - Lê Đại Hành , trong khuôn viên của trường , vườn nhà
có nhiều xoài và ổi , thường bị lũ quỷ học trò lẻn vào hái trộm .
Thầy Chí hơi cà lăm , hiền lành , là
Chú của Anh Hữu người gây xôn xao dư luận về vụ án giết Cô Hải Đường .
Thầy Trần Bá Vạng ( bác Ba ) cao nhồng
, thường kiểm xem trò nào áo xắn tay , phù hiệu không may vào áo mà chỉ
dán , … để phạt consigne ( cấm túc ) , nhưng ai biết ca bài con cá , xin tha
thì Thầy bỏ qua .
Đến nay dù đã 6 , 7 thập niên , nhưng tui
vẫn còn nhớ tên của một số vị Giáo Sư :
Về Việt Văn : năm Đệ Thất với Thầy Huỳnh
Thuận ( nick name tướng cướp Bảy Hổ khi Thầy dạy về Nguyễn Tuân ) học với
Thầy 1 năm thì hầu như không còn viết sai chính tả , Đệ Lục với Thầy Việt
( cao bồi ) , Đệ Ngũ với Thầy Hy thật hiền , Đệ Tứ với Thầy Thế Viên (
nick name Thiến Dê ) Thầy mê chị Thu con Ông Khương Hửu - người đóng Vai
Trưng Nhị cưỡi voi trong dịp lễ Hai Bà Trưng , Đệ Tam với Thầy Trân -Thầy
có tài chỉ cần nói ngày sinh tháng đẻ DL Thầy sẽ nói ngay ngày âm lịch , Đệ Nhị
với Cô Tuyết người Huế thật đẹp "hoa lạc giữa rừng gươm " nên dù dạy
trên “ lầu dơi “ , nhưng luôn có thật nhiều nam sinh lớp Đệ
Nhất mò lên chiêm ngưỡng ( tui không có học với Thầy Phạm Mạnh Cương ) .
Về Pháp Văn thì có : Thầy Hoành , Cô Tốt
lùn , Thầy Tài , Thầy Quang , Thầy Bổn .
Về Anh văn thì học với : Cha Chu Văn Oanh
, Thầy Thứ .
Về Lý - Hoá thì có Thầy Phạm Nguyễn Chu mà
ai cũng nhớ về câu thường phát ngôn của Thầy : “ Ông đấm mày vỡ mặt “
.
Thời đi học , để giải trí thì tui có tham
gia đội banh của lớp , nhưng Mẹ tui sợ tui bị gãy chân nên cấm .
Thầy Dậu phụ trách về môn thể dục , thể
thao của trường , Thầy rất khuyến khích việc đá banh , nên luôn tổ chức việc
tranh tài của đệ nhất cấp và đệ nhị cấp và trường NĐC đã sản xuất hảo thủ
Lành đá cho Quan Thuế và Thủ Môn số 1 Châu Á Phạm Văn Rạng ,
…. .
Tui rất mê võ , mà Mỹ Tho có lò Nguyễn Son
, nhưng vì nghèo rớt mồng tơi tui đâu có tiền để theo học , do đó chỉ luyện võ
hàm thụ ( luyện chưởng ) .
Trường NĐC còn có Thầy Tín dạy tư Judo
, học trò ruột của Thầy là Anh Hoà bị du kích VC ám sát ở gần chùa
Vĩnh Tràng .
Tuổi trai trẻ năng động , nhưng túi
rổng nên tui chỉ tham gia môn bóng rỗ , đánh vũ cầu với
mấy người đẹp chung nhà và bơi lội với một thằng Bạn ở sông Tiền nơi có
chiếc tàu Nhật bị Đồng Minh đánh đắm hồi Đệ 2 TC ( sau công
viên có cây đa và những cây dừa nghiêng bóng này sáp nhập vào CCHQ/ MT )
.
Rồi khi nơi này bị Toà Tỉnh Trưởng cấm tắm
, thì chúng tôi phải tiếp tục bơi lội ở khu Cầu Dầu hơi xa .
Tháng 06.1972 , tui về phục vụ ở CCHQ/
MT , CHT là Ngô Ngọc Minh cũng dân NĐC .
Ngày đầu về đơn vị , hết giờ làm việc
thấy thật đông nhân viên tụ trên cầu tàu của căn cứ , tò mò tui đến xem , thì
ra họ đang câu tôm .
Ở quê tui , người ta câu tôm ban đêm bằng vợt và cần câu với mồi là khoanh trùn hổ hoặc
miếng cơm dừa khô .
Còn ở CCHQ thì nhân viên tui câu bằng
đường dây có lưỡi câu hình lưỡi liềm , mồi là con hà ( một loại
trùn sống dưới bùn ) . Khi tôm ăn mồi thì phăng nhợ lên chớ không giật
cần như câu cá .
Vài hôm sau , tui tham gia nhưng lúc đầu
chưa có kinh nghiệm , thấy lon quấn nhợ nào bị tôm lôi mạnh thì tui phăng nhợ
lon đó và không biết là “ ngựa non háo đá “ tức chỉ là tôm nhỏ , nên luôn thất
bại .
Thời gian sau , tui trở thành “ vua”
câu tôm cá của Căn Cứ . Cuối tuần , chỉ với 2 cần câu bằng cành tre nhiều
khi tui câu được vài kg tôm ( nhất là khoảng tháng 10 ÂL - mùa tôm xổ ) .
Thỉnh thoảng tui câu được cá bông lau và cuối tuần thường nhờ nhân
viên về Sài Gòn đem biếu cho Cha - Mẹ vợ ( Mẹ tui ở Cái Bè thì không bao giờ ăn
cá không có vảy ) .
Tui còn may mắn câu trúng ổ cá trê dưới
ponton , tôm cá câu được tui thường bán rẻ cho nhân viên để có thêm chút tiền
còm ( lương Đ.U + vợ và 1 con chỉ vừa đủ tiêu dùng nhờ không rượu chè , hút
xách , ciné , … ) .
Thời gian phục vụ ở MT là thời vàng
son của tui : được gần Vợ& Con kể từ khi lập gia đình năm 1970 , được người
thân thường xuyên thăm viếng , được thăm lại những người quen ở MT , được
thuộc cấp kính mến và nhất là Mỹ Tho yên bình không phải đánh nhau ( trừ vài
lần bị VC pháo kích ) .
Mỹ Tho , với tui có thật nhiều kỷ niệm ,
nhưng để các Bạn không nhàm chán , tui xin ngưng nơi đây .
HQ.tkd
*http://trankimdiepk17hq.blogspot.fr/2015/01/que-huong-niem-hanh-dien.html
** Nhiều người đã nói về MT , nhưng theo
tui : " bài viết của SH . Nguyễn Tấn Phát là số 1