Chuyên dài cải tao
Sau
1
năm luyện chưởng ở « U Tịch Cốc « thuộc Trại 10 - Đoàn 776
Hoàng Liên Sơn , tôi được chuyển về Trại K1 – Tân Lập –
Vĩnh Phú do Công An quản lý .
Tuy
có tên là Tân Lập , nhưng trại này đã có từ lâu . Trước 1954 là nơi
nhốt tù binh Pháp . Sau hiệp định Genève thì dùng giam thành phần
địa chủ , phú nông và những
người làm việc cho Pháp hoặc Chính Quyền Quốc Gia .
Tỉnh
Vĩnh – Phú có 2 trại tù lớn : Vĩnh Quang và Tân Lập . Riêng Tân lập thì có 7 Phân Trại mang
danh số từ K1 đế K7 và K5 là nơi đặt Bộ Chỉ Huy của Trại Tân Lập .
Vĩnh
Phú là đất tổ Hùng Vương , thuộc vùng
trung du Bắc Việt với núi đồi trùng điệp
. Tất cả 7 PhânTrại của Trại
Tân Lập đều nằm trong vùng thung lủng bao bọc bởi núi đồi và K1 trong
tận cùng .
Trại
Tân Lập được Bộ Nội Vụ chọn làm Trại Kiểu Mẫu cho toàn quốc do đó được tổ chức quy củ và rất khắc
nghiệt . Trong suốt thời gian tôi ở Trại K1 cho đến khi được « tạm
tha » , không hề có vụ vượt
ngục nào của « tù chính trị
« ( tức Quân – Cán – Chính của VNCH ) . Còn tù hình sự ( tức
thành phần tội phạm ở Miền Bắc như cướp của , giết người , trộm
cắp … ) có trốn trại , nhưng hoặc bị bắn chết , bị bắt lại tra
khảo dã man hoặc do chính gia đình đem nộp lại cho Trại vì sợ liên luỵ bị cúp tem phiếu mua
lương thực , thực phẩm .
Trại
K1- Tân Lập là Phân Trại lớn nhốt khoảng 1.500 tù cải tạo mà đa số
là tù chính trị và vài trăm tù hình sự
. Có lẻ VC muốn pha trộn để
nếu có Phái Đoàn Quốc Tế thăm viếng , tìm hiểu ... thì họ lùa hết
chúng tôi lên rừng , chỉ để lại Trại thành phần hình sự hầu dối gạt mọi người .
Trại
K1
hình vuông có diện tích khoảng hơn 1 hecta , cổng chính và 2
bên là
những bức tường cao xây bằng gạch và xi măng . Cạnh đối diện
với cổng chính không
có tường thành (nhưng có thể có
rào và tôi chưa hề đến khu vực này) tiếp giáp với cái « ao
xả » thật lớn (ao xả là vùng
trủng chứa nước từ nơi cao đổ xuống , dùng nuôi cá và là nơi
tù tắm giặt ; đầu ao có 1 cái đập chắn để giữ
hoặc tháo xả nước ) . Bốn góc của
trại giam đều có vọng gác và ban đêm khi tất cả tù đã « vào chuồng « (khoảng 19
giờ sau khi Cán Bộ trực điểm danh ,
tù chỉ sinh hoạt trong nhà giam và cửa chính của nhà bị khoá bên ngoài
) thì có thêm công an tuần tiểu quanh những nhà giam .
Để
quản lý trại giam , lực lượng Công An ( tù gọi là bò vàng vì mặc
đồng phục màu vàng ) gồm 1 Phân Trại Trưởng cấp bậc Đại Uý ( hay
Thiếu Tá ) 1 Thượng Sĩ Phụ trách giáo dục , 25 Cán Bộ Quản Giáo
cấp bậc từ Hạ Sĩ Nhất đến Trung Sĩ Nhất ( Việc thăng cấp của CA thật lạ , 1 tên
cán bộ quản giáo thấy mang lon Hạ Sĩ Nhất , khoảng vài tháng sau đã
mang lon chuẩn úy ) .
Tên
Phân Trại Trưởng thường chỉ hiện
diện ở những ngày lễ lớn hoặc khi có phái đoàn cấp cao viếng trại
hay khi phải « lên lớp « cho tù .
Việc
điều hành trại thì do Cán Bộ Trực Trại và khi tù xuất trại đi lao
động thì Cán Bộ Quản Giáo Đội và các Cán Bộ vũ trang trách nhiệm
.
Tù
thì được chia làm 25 Đội gồm : Đội Nhà Bếp , Đội Rau Xanh , Đội
xay xát , Đội Xây Dựng , Đội làm gạch , Đội Văn Nghệ số còn lại là những Đội Nông Nghiệp .
Mỗi
Đội khoảng 50 người tù hay nhiều hơn theo nhu cầu . Trách nhiệm bởi 1
Đội Trưởng và những Tổ Trưởng do Trại chỉ định .
Trên các Đội có Ban Thường Trực Thi Đua trực tiếp giúp Công An điều hành
công việc của Trại . Ban TTTĐ – K1 gồm : Tr. Tá Dù L.V.ĐÀN ,Th .
Tá N.T.KHẢI Khoá 14 SQHQ/NT ,Đ.Uý
N.V.LẬP Khoá 5 BTV/CSQG , Đ.Uý QUANG
và tù hình sự NINH ( án tù chung thân vì giết người nhưng nhờ «
học tập tiến bộ « được thả sớm , nhưng vài tháng sau lại
thấy quay vào trại ) .
Những
TTTĐ được hưởng quy chế riêng : không
ở chung với các Đội , ăn uống riêng , không phải lao động chân tay ,
trực tiếp nhận lệnh từ Cán Bộ Trại
rồi truyền đạt đến các Đội Trưởng , giúp Cán Bộ điều hành
công việc của trại đặc biệt là « soạn thảo những kế hoạch thi đua !!!« … .
Lũ tù
chúng tôi thì ở trong những nhà (VC còn gọi là buồng,
lán ) dài 20 m , ngang 5 m , ngăn cách nhau bởi các bức tường . Mỗi nhà chứa khoảng 200
người tù , mỗi người tù có 2 m
chiều dài và khoảng hơn 0,5 m chiều ngang , 1 ở tầng dưới , 1 ở tầng
trên , 2 bên là 2 dảy sạp , chính giữa rộng 1m để đi lại . Nhà
chỉ có 1 cửa chánh , vài cửa sổ nhỏ có chấn song sắt . Cuối nhà là nơi dùng để tiêu tiểu với 1cái
lỗ để thả phân , trên được đặt 2 thanh gỗ hoặc xây xi măng để
ngồi , bên dưới là sàn tráng xi măng hoặc đất nện . Số phân và nước tiểu này thì trưa mai
tổ trực của Đội Nông Nghiệp hoặc Đội Rau Xanh sẽ hốt sạch để bón
rau hoặc bón lúa (họ gọi là phân
bắc ) . Vì hiếm phân nên ruồi ở K1 tương đối ít hơn các trại tù
trong Nam hay ở Hoàng Liên Sơn .
Việc
ăn
uống ở trại K1 thì thật thảm
nảo . Nếu khi còn ở miền Nam thì dù phải ăn gạo sâu , mục
nhưng cơm không độn và còn có chút cá , rau , bí .... Rồi khi
ở miền Bắc và do bộ đội quản lý tuy chỉ ăn bắp xay ( thỉnh
thoảng có bánh bột mì luộc ) nhưng mỗi chiều thứ bảy và
chúa nhật tù được
cho hái rau dại quanh trại để
« cải thiện « thêm . Còn ở trại K1 thì tuyệt
đối « độn » : khoai mì , sắn lát , sắn duôi (sắn xắt sợi = sắn bào = manioc rapé )
, bắp hạt , bo bo . Còn cơm thì được 4 – 5 lần /1 năm vào ngày đầu năm
dương lịch , mồng 1 tết ÂL , ngày 01tháng 5 , ngày 02/09 .Trên nguyên
tắc thì mỗi ngày tù được độn 5g gạo , nhưng phần gạo độn trong sắn
lát , bắp... chẳng biết đi đâu mất tiêu . Tuy rằng những đội Nông
Nghiệp ở K1 có trồng lúa và nếp , nhưng thật khôi hài là ngày tết được ăn 1 cái bánh chưng
làm với 500g nếp tù phải vay trước
100 ngày( vì tiêu chuẩn chỉ 5g /
1ngày) .
Ăn bắp
hạt với tôi là cực hình ( với những người tù khác chắc cũng
thế) vì ngoài Bắc các hợp tác xã
làm việc theo kế hoạch của nhà nước : từ gieo trồng , chăm sóc ,
thu hoạch ... . Do đó khi những cánh
đồng bắp đã khô họ mới thu hoạch đồng loạt (đại
trà) sau đó hạt được tách ra và phơi tiếp rồi nộp thuế cho nhà nước bằng sản
phẩm ( không nộp bằng tiền) . Họ lại thiếu bao bì như trong Nam
nên khi chuyên chở bằng xe lửa trên sàn xe đã từng chở than đá , bắp hoặc bo bo luôn có lẩn với than đá .
Rồi do than , củi khan hiếm nên hạt
bắp nấu thường còn rất cứng (tù
gọi là bắp đá) . Nhiều lần nhai bắp cắn trúng hạt than đá răng tôi
bị bễ , đôi khi đang trệu trạo nhai cảm thấy là lạ , dùng lưỡi rà
thì có cái răng đã theo bắp xuống viếng bao tử . Nhờ ăn bắp mà 32
cái răng của tôi ngày nay chỉ vỏn vẹn còn có 8 cái làm kiểng ( chưa
được xếp vào hạng « hăng rết ») .
sắn -
Ăn
khoai mì (sắn) thì càng tệ . Sắn là loại « cây Chiến lược
« của miền Bắc vì dễ trồng , không kén đất và không đòi hỏi
sự
chăm sóc , nên ở K1 cũng trồng thật nhiều khoai mì . Khoai mì
tươi hấp ăn chơi thì rất ngon
, nhưng phải ăn dài dài thì mở mắt hổng ra . Sắn duôi , sắn
lát thì
càng bi đát hơn . Khác với sắn lát ở ngoài Trung trắng hếu
trông bắt thèm , sắn lát ngoài Bắc (tù gọi là sắn đẻo ) họ
thu hoạch đại
trà vào mùa đông , xắt lát bừa bãi rồi phơi vào mùa lạnh ,
mưa phùn
gió bấc nên sắn lát thường mốc xanh , mốc da cam . Rồi khi nấu
không
được rửa sạch (đội nhà bếp hoàn toàn do tù hình sự phụ
trách)
nên sắn lát nấu xong thường hôi
hôi , nếu đem nuôi heo ở miền Nam
chắc heo sẽ lắc đầu bỏ đi chỗ khác , nhưng tù thì không có sự
lựa
chọn nào khác .
Còn
việc ăn bo bo thì cũng chẳng khá chút nào . Bo bo là thức ăn cho gia
súc do Ấn Độ viện trợ . Bao tử con
người thì không tiêu hoá được vỏ hạt bo bo , do đó tù ăn bo bo là
« của thiên trả địa
« . Vì thiếu răng và không có
thời giờ để nhai kỹ nên ăn bo bo ,
cơ thể tù hầu như chẳng hấp thụ được gì .
Trên
nguyên
tắc thì hàng tháng tù có được
100 g đường , 100g thịt , nhưng
đường thì thật hoạ hoằn chắc vì đồng chí Cuba quên chở qua .
Còn thịt thì dăm ba tháng « ngả » (giết) 1 con lợn cho 1.500 tên
tù thì
mỗi người chỉ được 1 – 2 miếng ba rọi
gần bằng 2 ngón tay . Lý do
vì bị chặn xén và lý do khác là
vì « lợn hơi nên nó bị bay hơi
« ( VC gọi lợn hơi tức là kể cả xương , lông ) .
Vào
những dịp lễ lớn trại thường làm thịt trâu , những lúc đó thì tù rất “hồ hỡi « có thịt nhiều
hơn vì trâu lớn hơn heo vã lại da trâu cũng được tận
dụng . Miền Nam thì chẳng ai biết ăn món da trâu , nhưng đối với tù da trâu nấu ăn sậc sậc ngon
hết xẩy . Nhiều người tù sau khi
được thưởng thức món da trâu đã tuyên bố là » khi ra
tù sẽ lấy quai guốc của Bà Nội , Bà Ngoại chế biến thành thức
ăn » .
Khoảng
2 năm 1 lần thì tù được nếm mùi cá , vì khi đó trại xả nước ở ao xả để bắt cá , chủ yếu là
dành cho Công An của trại , nhưng ăn mình ên cũng kỳ nên tù cũng được
cho chấm mút đôi chút .
3 năm
tù đầu tiên thì chúng tôi chưa được phép liên lạc với gia đình nên
không được tiếp tế , việc ăn uống
của trại giam thì cực kỳ thiếu thốn dù vậy vẫn phải lao động khổ
sai vất vả nên những chất dự trử trong cơ thể đã cạn kiệt . Khoảng
cuối năm 1978 và đầu 1979 tù bị
bệnh và chết nhiều nhất .
Qua
10 bài học vớ vẩn ( như trử lượng dầu hoả của ta so với
của Mỹ như con voi so với con
tem (timbre) và dầu của ta tốt chỉ
múc lên là xài được không cần phải lọc ... Các đồng chí phi công anh hùng của ta
đem MIG lên mây tắt máy chờ con ma (phantom F4) , thần sấm
(thunderchief F105) của Mỹ đến, ta
nhảy ra vồ bắt cả giặc lái của chúng
.... ) trong những trại tù ở miền Nam và 1 năm đầu
ở miền Bắc , VC biết không
« cải tạo » được gì thành phần
Quân – Cán – Chính của chế độ VNCH
nên chúng chuyển sang
« chính sách khô máu »
tức « cột chặt bao tử » đồng thời bắt
« lao động khổ sai » để triệt mọi đề kháng của người
tù .
Do
chính sách nham hiểm đó VC đề ra
khẩu hiệu « lao động là vinh quang » với lời hứa hẹn « ai lao động tốt ,
tiến bộ sẽ được cứu xét cho sớm về đoàn tụ với gia
đình « .
Trừ một số trại giam có trước 1975 , người tù
phải tự xây cất lấy nhà giam của mình , phải lao động , sản xuất
lương thực , thực phẩm để tự túc và nuôi luôn lũ cai tù . Với phương
tiện , dụng cụ thô sơ , thời tiết khắc nghiệp cộng với cái đói cồn
cào triền miên ... người tù phải quần quật từ thứ hai đến trưa chúa
nhật (chiều chúa nhật nghĩ) , ngày
hơn 10 tiếng ( không kể công việc đột xuất hay mùa thu hoạch sắn , lúa
) .
Tình
cảm
tuy là bản chất tự nhiên của con người , nhưng giáo dục gia
đình và học đường cũng ảnh hưởng không ít . Miền Nam theo
truyền thống của Tổ
Tiên đề cao Nhân Bản nên về tình cảm người miền
Nam vượt xa người CS miền Bắc theo thuyết duy vật .
Chính yếu tố tình cảm muốn sớm được đoàn tụ cùng người thân ở
miền Nam mà tội nghiệp thay vô số người tù chính trị VNCH đã gục ngả vì kiệt sức
.
Thực
ra người tù không chỉ chết vì thiếu đói hay kiệt sức vì lao động mà
còn do nhiều nguyên nhân khác . Tuy kém xa miền Nam về văn hoá ,về
trình độ khoa học , kỹ thuật ... nhưng về mặt hiểm độc thì VC đáng bậc thầy , chúng
có trăm , nghìn cách để trả thù kẻ hơn chúng về mọi mặt nhưng
nay bị thất thế sa cơ . Sau 30.04.1975 chúng đã đuổi hết thương phế binh VNCH ra
khỏi những bệnh viện để cướp hết thuốc men và vét sạch tất cả
tiệm thuốc tây mang về Bắc , nhưng
khi tù bị bệnh - bất cứ bệnh gì
cũng chỉ được bố thí cho vài viên
« xuyên tâm liên » bá láp , người tù nào có thuốc đem từ
miền Nam thì đều bị chúng tịch thu . Mùa đông miền Bắc
vô cùng lạnh lẻo (riêng năm 1978 nhiệt độ có nơi xuống thấp
0°) , tù chỉ chiếc áo mong manh , không chăn , không được sưởi .
Người tù nào cũng xanh xao vàng
vọt vì thiếu máu nhưng ngày lao
động thì bị đỉa , vắt hút máu , đêm thì bị muỗi , rận , rệp
hành
mà rệp trong trại tù thì hàng hà sa số , còn rận thì chỉ to
bằng
đầu kim găm màu trắng đục khó thấy , chỉ có thể dùng chai
thuỷ tinh
lăn cán chúng để diệt tạm . Đã
thế mà đêm đêm người tù còn
phải học tập , tự phê , phê bình ,
bình chọn cá nhân xuất sắc ( theo nguyên tắc tù mỗi tháng
được ăn 15 cân sắn , bo bo ..., kẻ lao động kém chỉ 13
cân , người lao động xuất sắc được 18 cân ) . với sự thâm độc
này VC đã dụ dỗ không ít người tù làm ăng
ten cho chúng cũng như đã giết đi vô số người già cả , yếu
đuối ,
bệnh tật không lao động nổi theo chỉ tiêu của chúng vạch ra .
Phần
tôi , ở trại K1 – TL lúc đầu tôi lao động ở đội Rau Xanh
mà đa phần là những người tù lớn tuối .
Nhiệm vụ của chúng tôi là cung cấp rau cho trại tù và cho Công
An quản lý trại . Tiếng là rau nhưng thật ra chỉ thuần
là loại cải củ (radis) hoạ hoằn thì trồng thêm cải bắp (
chou)
cho cán bộ .
Cải từ khi gieo hạt đến lúc thu hoạch chỉ
khoảng hơn 2 tuần nên chưa tượng được củ , tù chỉ ăn lá và rễ . Vì
thời gian quá ngắn nên muốn đạt chỉ tiêu thì tù phải « nuôi
thúc « tức dùng phân người hoà với nước và nước tiểu để
tưới rau . Điều khôi hài là trong tù mọi thứ đều được tận dụng , do không có giấy vệ sinh , lá cây...
nên tù phải dùng những mảnh giẻ
nhỏ của quần áo rách sau khi xả bầu tâm sự , do đó rau được tưới
tắm thường có những mảnh giẻ đó bám
, rồi tù hình sự nhà bếp lại chẳng buồn nhặt thế là trong
phần » canh đại dương «
(tức chỉ có vài cọng cải và nước muối ) thỉnh thoảng có thêm phần
phụ trội đặc biệt này và người tù nào
lở có được mảnh vải đó thì chỉ lẳng lặng vớt bỏ đi rồi
thản nhiên thưởng thức phần canh .
Cạnh
khu
vực trồng rau có 1 suối cạn chảy ngang , nhưng không hiểu tại
sao VC không cho dùng nước suối đó mà bắt lấy nước
từ 1 cái ao nước đọng xanh lè ? khiến ghẻ chóc ở chân của
một số tù bị nhiểm trùng nặng hơn .
Trại
tù thì đông người , đất quanh trại thì không thiếu và đội rau xanh
chỉ gồm những người tù lớn tuổi , yếu đuối làm sao cung ứng nổi cho
nhu cầu thực phẩm của trại ? thế
mà vài người trẻ hiếm hoi như tôi chỉ vài tháng sau đã phải rời đội
rau xanh để lao động ở đội khác. .
Đội
kế tiếp của tôi là đội Nông Nghiệp chuyên trồng lúa và khoai mì .
Trước
1975 , tôi ăn đủ thứ gạo nhưng chưa
hề biết làm ra hạt gạo . Khi lao
động ở đội Nông Nghiệp tôi đã trải
qua tất cả các khâu : từ cày , bừa , bón phân chuẩn bị đất ; ngâm – ủ thóc
giống ; gieo , nhổ mạ ; cấy ; làm cỏ- sục bùn ;
gặt ; thu hoạch lúa ( VC dùng
trâu quần chứ không đập như trong Nam ) . Sau cùng là phơi thóc và giao
cho đội xay xát làm ra hạt gạo .
Trong
việc trồng lúa ở K1 thì nhọc nhằn nhất là khâu cấy . Khi trời nóng như thiêu thì người tù
phải phơi sấy lưng và « tiếp huyết » cho lũ đĩa . Khi trời
lạnh thì đĩa trốn sạch , nhưng
dưới cái rét căm căm thì 2 bàn tay của người cấy thường bị
tím bầm - co cóng và khổ nhất là phải cấy ở những thửa ruộng lún phải dùng 2 thanh tre để trượt
và cấy thụt lùi .
Việc
trồng lúa ngoài Bắc có nhiều khác biệt với trong Nam . Đồng bằng Cửu Long thì phù sa màu mỡ
nên ngay việc trồng lúa nổi không đòi hỏi chăm sóc , mỗi hecta thu
hoạch hơn 3 tấn lúa là thường . Trong khi đất Vĩnh Phú có từ thủa
vua Hùng nên đã cằn cỗi , những
nhà máy phân hoá học Hà Bắc , Phú Thọ năng suất quá kém không cung
ứng nổi cho nền nông nghiệp nên
chúng tôi hầu như phải hoàn toàn
tự túc về phân . Để trồng lúa
chúng tôi chỉ xử dụng phân chuồng tức phân trâu và phân bắc tức phân người . Hồi còn tù ở miền Nam
chúng tôi đã chế biến vô số đồ
vật thậm chí làm cả cây kim , nhưng rồi trong những lần « kiểm kê » bị VC tịch thu hết thậm chí cả những
chiếc găng tay , do đó khi dùng phân người để bón ruộng VC bắt chúng tôi phải dùng tay bốc phân
hôi thối nhọp nhẹp dòi bọ nhưng
chẳng hề có xà bông hay pousse mousse để rửa .
tù lao động khổ sai
VC
thường xĩ vả chúng tôi là trước kia « không biết lao động , chỉ ngồi mát ăn bát vàng » ,
nhưng khi tù hình sự phụ trách
trồng lúa thì mỗi hecta thu hoạch không đến 1 tấn thóc . Rồi khi
chúng tôi thay hình sự thì mỗi hecta đạt hơn 3 tấn . Điều này dễ hiểu vì với CS
thì « hồng hơn chuyên » do đó trình độ của chúng ngay cả cấp
lảnh đạo cũng chỉ cở « lớp
ba trường làng » .
Từ
sau khi cấy mạ đến lúc thu hoạch
lúa , trừ 3 lần làm cỏ – sục bùn và bón phân (ngoài Bắc có câu « công
cấy là công bỏ , công làm cỏ mới là công ăn » ) ; đội Nông Nghiệp chúng tôi còn phụ trách việc trồng
sắn (khoai mì) .
Trồng
sắn thì thật dễ ai cũng làm được , nhưng
trồng trên những đồi đầy rễ cây dương xỉ , dây leo , đá lẩn với
đất ... mà phải đạt chỉ tiêu 100 hốc sắn
vuông vức và sâu 40cm / mỗi ngày với những cái cuốc xì cút
chế biến từ những cọc sắt thì vô cùng vất vả và
không tưởng . Do đó chúng tôi
đã qua loa , gian dối với sự đồng
loả làm ngơ của Cán Bộ Quản Giáo
.
Thỉnh
thoảng khi có xà lan chở than đá
về bến Ngọc , chúng tôi bị xung công thành đội Vận Chuyển được trang bị những chiếc « xe cải tiến » tức xe bù- ệc ( brouette) nhưng có thùng
xe lớn và gắn 2 bánh xe thay vì 1 .
Người xử dụng tay nâng 2 càng
xe , cổ được choàng 1 sợi dây leo
hay dây chuối , kéo xe như bò , như ngựa (VC gọi là « cách mạng giải phóng đôi vai » ) .
Từ
tờ mờ sáng chúng tôi phải xuất trại sớm
kéo đoàn xe trên đường trơn
trợt khi lên đồi , khi xuống nơi trũng dưới cơn mưa hay giá buốt và khi đến nơi phải lao vào giành giựt
xúc than với các Trại khác . Khi
tất cả xe đã đầy than , chúng tôi mới được phép thưởng thức
món sắn « ôi « (
thiu) với nước muối .
Đoạn
đường đi – về chỉ khoảng 35 km , nhưng
với những chiếc xe than nặng gần 150 kg phải di chuyển thật khó
khăn nên khi chúng tôi về đến trại thì những Bạn tù khác đã « vô chuồng « .
Nhìn
chung , ở trại Tân Lập – K1 thì trừ
đội Nhà Bếp và đội Xay Xát tương
đối « dễ thở » còn những
đội khác đều vô cùng vất vả . Do thiếu dinh dưỡng , chất dự trử
trong cơ thể đã cạn kiệt , phải lao động cật lực ... thời gian từ cuối năm 1978 , người tù chính
trị bị bệnh và chết nhiều nhất .
tù chết khi lao động
Tôi
cũng bị nạn trong thời gian này . Nếu năm 1977 , ở Hoàng Liên Sơn tôi
thoát chết khi bị bệnh kiết thì lần này tôi cũng may mắn thoát chết
khi bị phù thũng (ấn 1 ngón tay
xuống bắp tay , vài mươi phút sau lỗ trũng vẫn còn) . Rất nhiều
Bạn tù chính trị đã bị phù thũng
, mà bệnh này thì phải kiêng cử muối . Trong khi khẩu phần
hàng ngày của tù thì chỉ có « cơm » độn và « canh đại dương « .
Anh
T.H.
NGHĨA ( Trưởng Cuộc Cảnh Sát
phi cảng Tân Sơn Nhứt ) bị phù thũng , sau 1 tháng không động
đến phần nước muối , rồi 1 hôm phần canh đại dương có thêm
chút
mắm ruốc trông bắt mắt , nên được Anh chiếu cố và tối hôm
đó
Anh đã vĩnh viễn « ra
đi « .
Một
cái chết khác cũng thật thương tâm , trường hợp của Anh Đ.P. THỌ – Sĩ
Quan Cảnh Sát quê ở Bà Rịa – Vũng Tàu
. Hôm đó tù phải xem phim tuyên truyền « chống cường hào – địa chủ »
của Bắc Hàn . Vì hội trường không đủ sức chứa nên tù phải xem phim
ngoài trời dưới cơn mưa . Anh THỌ đang bị cảm nặng nên xin phép được
ở lại trong lán , nhưng tên Cán Bộ Trực Trại từ chối với lý do « không
phải xem phim để giải trí mà là buổi học tập chính trị , sau khi xem phim
phải thảo luận và nộp bài «
. Dưới cơn mưa Anh Thọ run cầm cập và mươi phút sau bị ngất
xỉu . Anh được khiêng lên y xá nhưng
đã trút hơi thở cuối cùng . Tù vẫn phải tiếp tục xem phim và xác anh
Thọ được đặt tạm trong 1 nhà quàn ( 1 cái chòi có nóc và 1
cái sạp tre) và vì trại không còn
áo quan ( đóng bằng những bìa ván
vụn ) nên khi xác anh THỌ được đem
chôn thì một phần mặt đã bị chuột ăn .
Phần
tôi , từ nhỏ rất thích tìm hiểu về
dược thảo và rồi nhờ đọc 1 bài viết của Giáo Sư P. H .HỘ
rằng « cỏ cứt lợn »
( trong Nam gọi cỏ cứt heo) có
tính chống sưng « mà phù thũng thì cũng bị sưng , do đó tôi
thường hái cỏ này trụn với nước
nóng khi có thể hoặc rửa sơ rồi ăn như heo ăn cỏ . Ngoài ra nhờ ăn
được ít cám mà Trại thưởng , do Đội tôi được bình chọn
là xuất sắc nhất trong năm . Có lẻ nhờ 2 món đó mà tôi đã thoát
lưỡi hái tử thần .
Ngoài
lần bị phù thũng , trong thời gian ở những đội Nông Nghiệp ( VC chuyển đội và chỗ nằm của người tù
thường xuyên ) nhiều lần tôi còn bị
nạn vì « ăng ten « tố
cáo :
-
1 cựu SQ CS/Nha Trang tố tôi đã « thu hoạch linh tinh « vì tôi
hái những nấm mèo mọc trên những
cây sắn khô .
-
Cũnng chính Anh
ta lần khác tố tôi « giờ này đã Cách Mạng mà còn nói
chuyện dị đoan « Số là VC cấm xài ngoại ngữ , kể chuyện quá khứ
... tù chỉ được nói về lao động , nhưng lần đó đội dàn hàng ngang
đào hốc sắn dưới trời nắng như thiêu , để quên vất vả tôi kể chuyện
về cái miểu trên đảo Hoàng SA mà năm 1974 tôi công tác ngoài đó có
thấy .
-
Lần thứ 3 cũng vị ăng ten này tố tôi đã « quan hệ linh tinh » . Lần đó đội Vận Chuyển của tôi sau
khi xúc than xong thì trời đổ mưa , tôi nép dưới mái hiên của 1 nhà
kho tạm để thanh toán phần ăn trưa ,
1 người tù hình sự giữ kho thò đầu ra khỏi liếp cửa sổ nói với tôi
« sắn ôi thế Chú ăn sao được « ,
tôi bảo là không có sự lựa
chọn khác . Anh ta bảo Chú khoan ăn , đợi cháu (tù hs luôn xưng hô với tù ct là Chú –
Cháu) và vào kho lấy cho tôi 1 vá muối hột . Tôi cám ơn rồi chia vá muối ra 4 phần
, 1 phần cho 1 Bạn tù thuộc Phủ Đặc Uỷ Trung Ương Tình Báo ngồi cạnh
, 1 phần cho Anh ta và 2 phần cho tôi
. Thế mà trong đêm họp học tập Anh
ta lại giơ tay tố cáo tôi . May là
vị SQ PĐUTƯTB đã giải oan giùm tôi .
-
Lần thứ 4 thì là 1 SQCS khác - Tổ Trưởng của tôi
tố tôi đã « quan hệ đổi chác
linh tinh » . Tôi chẳng có
gì để đổi chác , chỉ nói chuyện với Anh Bạn nằm sát cạnh nhưng thuộc đội Nông Nghiệp khác . Anh ta cùng
học chung trường Nguyễn Đình Chiểu – Mỹ Tho , nhưng khác Quân
Chủng . Chúng tôi chỉ kể về trường
cũ thôi , nhưng Anh Bạn tù này bị
Đội đem ra kiểm điểm 1 tuần lễ . Phần tôi chỉ bị kiểm điểm 1 đêm .
Tôi đã hết lời phân trần nhưng Ông Tổ Trưởng của tôi vẫn cố tình ghép tội . Ức quá tôi
thề « nếu tôi có đổi chác gì thì cả gia tộc nhà tôi 3 họ sẽ bị
chết thảm , còn nếu tôi không có thì gia tộc nhà Ông sẽ bị như
vậy » . Thế là Ông ta chụp
tôi thêm cái tội là Cách Mạng rồi mà còn thề thốt .
Tức cười là sau này tôi được ra tù trước 2 Ông ăng
ten này . Chắc vì VC còn cần những người
giúp việc tốt cho chúng ?.
Khoảng năm 1979 thì chúng tôi được phép viết thư
cho gia đình , rồi được phép nhận quà mỗi năm 4 quý , lúc đầu là 3
kg , 5 kg , 10 kg và rồi được thăm nuôi
.
Từ Miền Nam ra thăm tù ngoài Bắc thật « thiên nan , vạn nan « ; từ khâu
phép tắc , phương tiện di chuyển , chắt chiu mua sắm , đề phòng cướp
giật ... 1 lọ muối mè , 1 cục
đường , 1 con khô ...đến được tay người tù trăm lần quý hơn sơn hào
hải vị và là công ơn trời biển của những Bà Vợ , Bà Mẹ hoặc thân nhân của người tù .
Về
quà cáp cũng có nhiều chuyện thật đau lòng
-
1 người tù nhận được gói quà chỉ có 1 lít cám
rang vì khả năng của Bà Mẹ già chỉ có thế.
-
1 Bạn tù quê ở Cà Mau được thăm nuôi chỉ có 1 giõ trái lê ki ma (Bắc gọi quả trứng gà) vì tất cả thứ
khác đều bị cướp sạch .
-
Nhiều Bà Mẹ , Bà Vợ ... đến trại tù thì Con , Chồng ... đã « ra
gò nằm « ( ra nghĩa địa ).
-
.....................
Vì
tù chết nhiều , sợ tai tiếng quốc tế , VC phần nào bớt kìm kẹp và mượn tay gia đình nuôi tù thay cho
nhà nước , nhờ đó sức khoẻ của chúng tôi ít nhiều được hồi phục .
Khoảng
năm 1980 , tôi « được » chuyển sang đội Lâm Sản . Đây là
« thời vàng son »
nhất trong đời tù của tôi . Tuy
cũng vô cùng vất vả vì phải vô rừng , leo núi để chặt củi , đốn gỗ
về cho Trại , nhưng chúng tôi được tự do hơn vì không bị
công an vũ trang theo sát .
Với
mớ chỉ nylon tháo từ những mảnh
áo giáp khi còn tù ở miền Nam ,
tôi đã lợi dụng tối đa để cắm câu ở những con suối ( lưỡi câu uốn từ cọng thép ở talon vỏ
xe đạp phế thải ) để có được cá trạch , cá trê , cá lóc , rùa ,
rắn ... và chế những cái bẩy thần
sầu để bắt chim , gà rừng , sóc ...
giúp cải thiện bữa ăn
.
Những
Bạn tù khác thì do hoàn cảnh gia đình có nhiều quà cáp thăm nuôi . Còn tôi thì có cả kho tàng
thiên nhiên ưu đải . Bất cứ loại
chim nào phải xuống đất ăn hạt , ăn
côn trùng hay xuống ven suối ăn cua , cá ... thì sớm muộn đều lọt vào
tay tôi . Tôi còn bắt được chim hoạ
mi , chim khứu để nuôi chơi .
Ở
đội Lâm Sản chỉ tiêu của chúng tôi mỗi người ngày phải nộp 1 mét khối củi , nhưng vì củi ngày
càng khan hiếm , chúng tôi kỳ kèo xuống 7 – 8 tấc khối / ngày . Ngoài ra , do đã biết “ lao
động tiến bộ được về sớm « chỉ là chiếc bánh vẽ , chúng tôi toa rập với Đội Trưởng , Đội Phó trách
nhiệm đo đạc để « gửi củi trong ngân hàng « tức
là dù tôi có được 10 mét khối
củi , nhưng không nộp hết mà mỗi ngày chỉ nộp theo chỉ tiêu . Do đó
, nhiều hôm tôi không hề lao động , chỉ đem võng vô rừng treo nằm chơi và đi thăm câu , thăm bẩy
để bắt cá , bắt chim .
Rồi
tôi được chuyển sang làm tài xế xe
trâu cho đội Lâm Sản (ngon lành hơn lái FERRARI ngoài đời)
với nhiệm vụ ngày 2 chuyến chở
củi từ rừng về Trại .
Trại
K1 có 2 xe trâu . Trâu và tù đều khổ , nhưng Anh Bạn lái xe trâu kia
thì hành hạ trâu ghê lắm . Có lẻ « giận
cá chém thớt » , Anh luôn dùng sống dao đập sừng trâu khiến một
hôm trâu bị chết (có lẻ bị long
óc) ; cả trại tù vui vì có thêm chất thịt .
Phần
tôi
, rất cưng con trâu của tôi . Nó vốn ăn uống chậm rải, lại
ít được nghĩ ngơi nên luôn đói , do đó khi di chuyển tôi thường
cắt lá tre , lau , lách ... ngồi trên càng xe thỉnh thoảng
đút
cho nó ăn . Tuy không là loài vật thông minh , nhưng
con trâu biết tôi thương nó , nên luôn ngoan ngoản giúp tôi hoàn
tất tốt công việc . Những khi quá
nóng nực hay quá lạnh hoặc phải vất vả lên dốc trơn trợt trâu
thường
phá chạy càn , nhưng con trâu của
tôi thì không bao giờ , nhờ đó tôi
được rảnh rổi nhiều và càng có
được nhiều chim , cá ... hơn .
Có
lần xe trâu tôi đang đổ dốc thì 1
con rắn hổ đất to gần bắp tay và dài khoảng 1 mét 80 cũng đang đổ dốc . Tôi ra lệnh cho trâu
dừng lại , nhưng dù khôn trâu chỉ phản ứng theo thói quen của bản
năng , nó ngoái đầu nhìn tôi nhưng vẫn
bước , tôi phải hét 2 – 3 lần nó mới dừng hẳn .Lúc đó con rắn đã
bò xuống thửa ruộng vừa cấy .
Thường thì trên xe trâu tôi luôn có 1 con dao lớn , 1 dao nhỏ và 1 cây gậy , nhưng hôm đó
con dao lớn và cây gậy đã bị tù hình sự lấy cắp , tôi chỉ còn con
dao nhỏ cở gang tay . Tôi nhặt được
nhánh tre nhỏ dài 5- 6 tấc chạy
vòng bờ đê để chặn đầu rắn . Con
rắn bèn quay đầu bò đi chỗ khác . Tôi không thể lội xuống ruộng vì
sẽ dẩm mạ , vã lại đang mang giày . Sau nhiều lần bị chặn đầu , con
rắn khựng lại nằm bất động dưới ruộng , tôi bèn nhặt 1 cục đất ném
để đuổi nó . Rắn bỗng nổi hung , « phùng bàn nạo » , phóng lên cắn tôi . Nhờ biết chút
võ Thiếu Lâm và Tae kwon Do , tôi né
tránh rồi dùng roi tre đánh rắn văng xuống nước và đập tới tấp , tuy không chết nhưng rắn bị nhừ đòn .
Cuối cùng tôi vít nó lên bờ đê , dùng dao nhỏ chặt đầu rắn . Hôm đó
với chiến lợi phẩm là con rắn hổ và vài con chim bẩy được , tôi và vài
người bạn đã có được 1 bữa ăn ngon
lành .
Do
hoàn cảnh gia đình nghèo nên suốt thời gian tù tôi chỉ có vài gói
quà và 1 lần được thăm nuôi , nhưng từ khi thường xuyên có thịt - cá
thì ai cũng muốn thân thiện với tôi , thậm chí cả Công An .
Có
lần tên Cán Bộ Y Sĩ của Trại qua trung gian của người tù phụ tá là
Th.Tá BÁCH ( Sĩ Quan An Ninh Biệt
Khu Thủ Đô ) xin tôi 1 con chim hoạ mi để nuôi . Tôi từ chối , nhưng Anh B
bàn « mày không cho , nó thù vặt khi tù khám bệnh , nó không cho thuốc hay
không cho nghĩ thì khổ anh – em mình « . Anh B nói có
lý nên cuối cùng tôi đồng ý . Tên Y
Sĩ VC hài lòng nên cho phép nhổ
cái răng đau mà tôi đã xin nhổ từ cả năm nhưng luôn bị từ chối . Số
là trong tù ngoài việc bị khổ sở vì đói khát , lao động vất vả và
phải « hiến máu » cho
đĩa , vắt , muỗi , rận , rệp tôi
còn thường bị những cái răng đau hành hạ . Có khi cả 2 bên má bị
sưng vù như ngậm 2 trái mù u ,
những lúc đó tôi phải dùng chiếc muỗng tự chế để đưa thức ăn vào
nóc giọng và nuốt trọng như cách
người ta gaver vịt , ngổng ở Pháp .
Việc
nhổ cái răng đau của tôi thì thật hy hữu . « Cưng tôi « nên tên Y Sĩ
VC cho chích vào nướu răng tôi ống thuốc tê do Trung Cộng sản xuất đã quá hạn xử dụng mấy năm , do đó
thay vì giúp tôi bớt đau mấy mũi kim
đâm vào nướu còn làm tôi đau hơn . Sau đó , tôi ngồi trên chiếc
ghế đẩu và được nhổ răng bằng chiếc kềm càng cua .
Kềm đã bị rỉ sét , nên khi
được sát trùng với alcool 90° thì lại càng sét hơn .
Sau mươi phút vật lộn với chiếc kềm như nhổ đinh chiếc guốc Đa
Kao Anh BÁCH cũng thành công trục
được chiếc răng hàm của tôi . Phần tôi miệng thì đầy máu còn mồ hôi
con mồ hôi cha thì nườm nượp chảy xuống thân , may là tuy đau thấu
Ngọc Hoàng , nhưng tôi đã không bị nhiễm trùng . Riêng Anh
BÁCH vì phải đóng vai Nha Sĩ
bất đắc dỉ , trán Anh cũng rịn mồ
hôi .
Khoảng
thời gian từ năm 1980 tình hình ở Trại K1 có thật nhiều thay đổi . Không chỉ vì hầu hết tù hình sự đều
tình nguyện phục vụ và xin các Chú tù chính trị « đở đầu » để
nương tựa và hưởng chút ơn mưa móc
mà ngay cả với Công An thái độ cũng khác trước « trở nên dễ chịu hơn » . Có lẻ
do được tiếp xúc với thân nhân
người tù ra thăm nuôi hay được nghe người miền Bắc có dịp vào Nam trở
ra kể hoặc do được nhận những quà cáp biếu xén như : đài , đổng , quần bò , tiền ... mà từ tên Phân Trại Trưởng
đến chú Công An tép riu đều « cởi
mở « .
Một
Anh Bạn tù gốc BĐQ tác chiến thứ dữ rất thích rượu nên thỉnh thoảng
lén đổi chác với dân . Thường thì 1 cái áo tù đổi được 1 cân cơm
nếp , 1 con gà luộc và 1 bi đông
rượu . Anh H có tật hể rượu vào
thì mặt đỏ như Quan Công . Lần đó sau lao động trở vào Trại thì mặt
Anh còn đỏ gay . Tên Cán Bộ trực trại hỏi « Anh H uống riệu phải không ? « , dỉ nhiên Anh chối
, nhưng tên Công An bảo Anh hà hơi cho 1 tên tù hình sự ngửi . Tên này
xác nhận có mùi rượu , thế là Anh H phải bị cùm , nhưng đó là chuyện
trước kia , sau này chính những tên CA đi rong đêm đã đề nghị đổi rượu
và đem vào Trại cho Anh , dỉ nhiên là hắn cũng có chấm mút cái gì
đó .
Phần
tôi , từ khi tù đã 4 lần bị chuyển trại . Với VC mỗi khi chuyển trại
chúng chỉ báo trước nửa giờ hoặc
1 giờ để tù chuẩn bị , nhưng lần tôi ra tù thì được 1 tên CA
phụ trách văn thư lén báo trước mấy hôm
. Tuy không tin nhưng tôi cũng nuôi hy vọng và càng nổ lực bẩy
chim , câu cá để làm tiệc đải Bạn – Bè . Rồi tin chính xác , tôi được rời nhà
tù nhỏ .
Chúng
tôi được chở bằng xe lửa từ ga Ấm Thượng về ga Hàng Cỏ ở Hà Nội .
Khác với lần ra Bắc năm 1976 , lần này chúng tôi không bị chửi mắng
và bị ném đá , mà dân Hà Nội bu quanh
để nói chuyện , họ không gọi chúng tôi là Nguỵ nữa mà gọi
là « dân Sài Gòn bị ở tù « .
Mấy
tên Công An áp tải thật bối rối , báo cáo cấp trên và nhận lệnh «
trong khi chờ chuyến xe lửa thống nhất Bắc – Nam họ tạm đưa chúng tôi vào Hoả Lò « với lý do « để bảo vệ an ninh cho chúng tôi
« .
Thời
gian tạm trú ở Hoả Lò , một số người nhất là dân gốc Hà Nội yêu cầu được ra phố để mua thức ăn
. CA/ VC chỉ đồng ý cho 6 người đại diện , tôi gốc Nam Kỳ không
hề xin đi , nhưng chúng lại chỉ định . Thế là tôi cũng có dịp thấy
sơ bộ mặt của thủ đô nghìn năm văn vật ( dơ bẩn và xơ xác hơn Chợ
Lớn hồi thập niên 50 ) và lần đầu tiên được thưởng thức món « phở không người lái » dở nhất thế giới .
Hai
hôm sau khoảng 3 – 4 giờ sáng tôi về đến ga Bình Triệu . Xuống xe mà
ngơ ngác như Mán lên thành vì trước
khi đi tù tôi đâu biết gì về ga này . Một chiếc xích lô trờ tới , tôi
hỏi giá để về đường Thích Quảng Đức – Phú Nhuận . Anh phu xe ra giá
30 đồng , nhưng túi tôi chỉ vỏn vẹn có 15 đồng nên đề nghị là Anh chở
tôi 1 đoạn đường , khi đã nhận dạng được điểm quen tôi sẽ tiếp tục đi
bộ về nhà . Anh phu xe đồng ý nhưng khi biết tôi vừa ra tù từ miền
Bắc thì Anh vui vẻ chở tôi về đến tận nhà chỉ với
15 đồng . Có lẻ Anh cũng là cựu tù nay phải đạp xích lô để
kiếm sống nên đã thông cảm .
Rồi
tôi lái ghe thuê , vượt biển đến đảo quốc Singapore . Tuy được ưu tiên đi Mỹ vì có
huy chương của Đô Đốc ZUMWALT – TL/HQHK/ở VN ( do trước kia tôi đã cứu
mạng 3 quân nhân Mỹ) , nhưng cay cú
về sách lược chính trị của HK đối
với VNCH nên tôi từ chối và chấp nhận đi Pháp .
Tôi đến Pháp cuối năm 1983 – thời mà đảng Cộng Sản Pháp cực thịnh nên không gặp thuận lợi , phải vô cùng vất vả để ổn định cuộc sống .
Tôi đến Pháp cuối năm 1983 – thời mà đảng Cộng Sản Pháp cực thịnh nên không gặp thuận lợi , phải vô cùng vất vả để ổn định cuộc sống .
Ngày
nay đã qua tuổi cổ lai hy , nhưng tôi có sức khoẻ tốt , vật chất đủ
và thật tự do . Đã hết cơn bỉ cực từ nhà tù
nhỏ đến nhà tù lớn của VC , hiện tôi vô cùng hạnh phúc ở tuổi già
.
Paris , Xuân Bính Thân 2016
HQ.tkd